Lùi triển khai chương trình GDPT mới; lương giáo viên từ 3-10 triệu/tháng

(Dân trí) - Chương trình GDPT sẽ lùi thời gian triển khai; Bộ GD&ĐT báo cáo mức lương của giáo viên; chấm dứt lợi dụng Hội phụ huynh để thu sai quy định; phụ huynh “tố” bữa ăn bán trú đạm bạc và SGK sai thành ngữ là những thông tin giáo dục nhận được sự quan tâm lớn tuần qua.

Lùi thời gian 1 năm, triển khai theo hình thức cuốn chiếu ở mỗi cấp học

Theo tờ trình của Chính phủ, để đảm bảo chất lượng, hiệu quả xây dựng và áp dụng chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới đồng thời tạo sự đồng thuận, yên tâm của xã hội, Chính phủ trình Quốc hội cho lùi thời gian áp dụng chương trình, sách giáo khoa mới.

Theo đó, chương trình, sách giáo khoa mới sẽ được áp dụng theo hình thức cuốn chiếu đối với cấp Tiểu học từ năm học 2019-2020, đối với cấp THCS từ năm học 2020-2021 và đối với cấp THPT từ năm học 2021-2022, thay vì áp dụng cuốn chiếu đối với cả 3 cấp Tiểu học, THCS và THPT ngay từ năm học 2018-2019 như Nghị quyết 88 của Quốc hội đã đề ra.

Như vậy, so với lộ trình nêu tại Nghị quyết 88 của Quốc hội, việc bắt đầu áp dụng chương trình, sách giáo khoa mới ở cấp Tiểu học chậm 1 năm, ở cấp THCS chậm 2 năm và ở cấp THPT chậm 3 năm, nhưng sau 5 năm thì tất cả các lớp trên phạm vi cả nước đều thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới như Nghị quyết 88 đã đề ra.

Với phương án này, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết, sẽ có thêm thời gian dành cho việc biên soạn, thẩm định, thực nghiệm các chương trình môn học; biên soạn, thẩm định, thực nghiệm sách giáo khoa mới; bồi dưỡng, tập huấn đội ngũ giáo viên về phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh…

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về việc lùi thời điểm triển khai áp dụng chương trình giáo dục phổ thông và SGK mới.
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về việc lùi thời điểm triển khai áp dụng chương trình giáo dục phổ thông và SGK mới.

Tổng hợp lại ý kiến các đại biểu Quốc hội trong chương trình làm việc của Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV, chiều 2/11, Phó Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, đa số ý kiến đại biểu quốc hội đồng ý với đề nghị của Chính phủ về việc lùi thời gian triển khai chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới theo Nghị quyết 88 là 1 năm, theo đó sẽ thực hiện từ năm 2019-2020, đồng thời các vị đại biểu Quốc hội cũng đều nhất trí cần có Nghị quyết về vấn đề này.

Bộ GD-ĐT: Mức lương của giáo viên từ 3 - 10 triệu đồng

Liên quan đến vụ việc cô giáo nhận lương hưu 1,3 triệu đồng/tháng sau 37 năm công tác làm nóng dư luận và nghị trường Quốc hội, Bộ GD-ĐT đã có văn bản gửi Bộ Nội vụ và Bộ LĐ-TB&XH về tổng hợp quỹ tiền lương của ngành tính đến ngày 31/12/2016. Theo đó, mức lương của giáo viên từ 3 đến 10 triệu tùy thuộc vào thâm niên công tác của giáo viên. Thu nhập của giáo viên tập trung ở 3 mức sau:

Mức thu nhập thấp: Tập trung nhiều vào số giáo viên trẻ mới ra trường.

Lùi triển khai chương trình GDPT mới; lương giáo viên từ 3-10 triệu/tháng - 2
Mức thu nhập trung bình: Tập trung số giáo viên công tác được khoảng từ 15 đến 25 năm, cụ thể đối với giáo viên đã công tác được 18 năm như sau:
Mức thu nhập trung bình: Tập trung số giáo viên công tác được khoảng từ 15 đến 25 năm, cụ thể đối với giáo viên đã công tác được 18 năm như sau:

TT

Giáo viên/

giảng viên

Hệ số lương

Phụ cấp

ưu đãi

Phụ cấp

thâm niên

Mức lương

cơ sở

Tổng

lương

1

Mầm non

3,26

35%

18%

1.300.000

7.204.600

2

Tiểu học

3,26

35%

18%

1.300.000

7.204.600

3

THCS

3,65

30%

18%

1.300.000

7.829.250

4

THPT

3,99

30%

18%

1.300.000

8.558.550

5

ĐH/CĐ

3,99

30%

18%

1.300.000

8.558.550

- Mức thu nhập cao: Tập trung sô giáo viên đã công tác được khoảng trên 25 năm, cụ thể đối với giáo viên đã công tác được 35 năm như sau:

TT

Giáo viên/

giảng viên

Hệ số Lưong

Phụ cấp

ưu đãi

Phụ cấp

thâm niên

Vượt

khung

Mức lương

cơ sở

Tổng

lương

1

Mầm non

4,06

35%

30%

9%

1.300.000

9.183.720

2

Tiểu học

4,06

35%

30%

9%

1.300.000

9.183.720

3

THCS

4,89

30%

30%

0%

1.300.000

10.171.200

4

THPT

4,98

30%

30%

8%

1.300.000

10.876.320

5

ĐH/CĐ

4,98

25%

30%

8%

1.300.000

10.552.620

Phụ huynh Hà Nội "tố" bữa ăn bán trú đạm bạc

Giữa thủ đô Hà Nội không thể có bữa cơm như các bạn nhìn thấy trên báo chí” - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nam Trung Yên (Hà Nội) nhấn mạnh trong buổi làm việc với báo chí liên quan đến thông tin “tố” bữa ăn bán trú tại trường quá nghèo nàn.

Lùi triển khai chương trình GDPT mới; lương giáo viên từ 3-10 triệu/tháng - 4

Bức hình những suất cơm được phụ huynh đưa lên mạng với nghi ngại, khẩu phần đạm bạc không thể đủ chất cho trẻ.
Bức hình những suất cơm được phụ huynh đưa lên mạng với nghi ngại, khẩu phần đạm bạc không thể đủ chất cho trẻ.

Ông Phạm Ngọc Anh, Trưởng phòng Giáo dục & Đào tạo quận Cầu Giấy, Hà Nội cho biết, Tổ công tác của Phòng đã phối hợp kiểm tra và có kết luận xác minh nội dung bữa ăn bán trú tại Trường tiểu học Nam Trung Yên vào sáng 31/10.

Qua báo cáo của nhà trường và kết quả kiểm tra cho thấy, với 2 hình ảnh đăng trên báo giới trước đó, chỉ có 1 hình ảnh đúng với thực đơn của nhà trường ngày 23/10/2017, gồm các món: Cơm trắng; Thịt rán xá xíu; Khoai tây xào; Canh cải xanh nấu xương.

Ngày 24/10/2017, trong thực đơn lưu tại trường gồm các món: Cơm trắng; Chả giò lợn rim thịt nạc; Su su xào thịt bò; Canh rau mồng tơi nấu thịt tôm- không trùng với hình ảnh trong báo đã đăng. Ngoài các món chính, bữa phụ học sinh được uống thêm sữa Ba Vì hoặc sữa đậu nành Fami, bánh…

Phụ huynh tố SGK tiếng Việt lớp 5 sai thành ngữ “chôn rau cắt rốn”?

Một phụ huynh có con học tiểu học tại Hà Nội có phản ánh SGK tiếng Việt lớp 5 sử dụng thành ngữ "Nơi chôn rau cắt rốn" là chưa chuẩn xác. Thông tin này nhận được khá nhiều quan tâm, tranh luận đúng – sai của đông đảo phụ huynh, giáo viên.

Lùi triển khai chương trình GDPT mới; lương giáo viên từ 3-10 triệu/tháng - 6

Trả lời PV Dân trí, ông Nguyễn Văn Tùng - Phó tổng biên tập Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam cho biết: “Chôn rau cắt rốn” đúng.

Theo các tài liệu mà NXB Giáo dục đưa ra, trong tiếng Việt, "rau" hoặc "nhau" là hai cách phát âm (hai biến thể ngữ âm) của cùng một từ chỉ bộ phận nối thai nhi với thành tử cung của mẹ qua dây rốn để cung cấp dinh dưỡng, bài tiết chất thải và trao đổi khí qua máu cho thai nhi.

Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học (Hoàng Phê chủ biên, Nhà xuất bản Đà Nẵng và Trung tâm Từ điển học, 2005) có cả hai mục từ "rau" và "nhau", và cho rằng rau là cách phát âm của phương ngữ (tr, 706, 822).

Chấm dứt lợi dụng Hội phụ huynh để thu sai quy định

Trước những bức xúc của dư luận về tình trạng lạm thu, nhất là thông qua Ban đại diện Cha mẹ học sinh (BĐD CMHS), Bộ GD-ĐT vừa có công văn gửi UBND các tỉnh, thành trong cả nước về việc kiểm tra và xử lý dứt điểm tình trạng lạm thu.

Bộ đề nghị chấm dứt việc lợi dụng danh nghĩa ban đại diện cha mẹ học sinh để thu các khoản ngoài quy định. Các ban đại diện phụ huynh ở các trường phải thực hiện nghiêm quy định của Bộ về điều lệ hoạt động của ban đại diện ở Thông tư 55 do Bộ ban hành năm 2011.

BĐD CMHS chỉ được phép thu các khoản phục vụ trực tiếp cho hoạt động của ban đại diện. Bộ GD-ĐT cũng yêu cầu xử lý nghiêm đối với người đứng đầu cơ sở giáo dục và trách nhiệm cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục trên địa bàn đã để xảy ra tình trạng lạm thu.

Lệ Thu