Hà Tĩnh: Trường chuẩn nhưng không có học sinh

(Dân trí) - Dù trường tiểu học Xuân Giang 2 (xã Xuân Giang, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) hai lần được công nhận trường chuẩn quốc gia nhưng số học sinh theo học tại trường theo từng năm chỉ lèo tèo chưa đến 10 học sinh. Đến năm học 2016 - 2017, ngôi trường chuẩn này hoàn toàn vắng bóng học sinh.

Trường tiểu học Xuân Giang 2 nằm trên ốc đảo Hồng Lam (thuộc xã Xuân Giang, huyện Nghi Xuân).

Ngôi trường này vốn xuất hiện từ những năm 50 của thế kỷ trước. Theo nhiều người trong làng kể lại, trước đây trường chỉ là ngôi nhà tranh vách đất cấp 4 tạm bợ với 3 gian phòng. Đến năm 2002, Bộ Công an và UBND tỉnh Hà Tĩnh đã phát động quyên góp, xây dựng lại kiên cố thành 1 tòa nhà hai tầng với 8 phòng học khang trang. Do học sinh theo học ngày càng thưa thớt, đến tháng 11/2010 trường được sáp nhập với trường tiểu học Xuân Giang, trở thành một phân hiệu 2 của trường này.

Mặc dù chỉ là phân hiệu nhưng 2 lần trường được công nhận trường chuẩn Quốc gia. Đó là năm 2004 và được công nhận lại vào năm 2010.

Cơ sở vật chất học tại ngôi trường khá khang trang nhưng những cuộc di cư khỏi làng ồ ạt diễn ra khiến trẻ em cứ thưa dần. Đến năm 2015, chỉ còn 7 em lớp 1 và lớp 2; năm 2016 chỉ còn 3 em lớp 1, nhưng trường vẫn phải duy trì lớp học “3 trò 2 cô”. Năm học 2016 -2017, lớp học phải đóng cửa để gộp lớp với trường chính ở bên kia sông. Chính vì vậy năm học này, ngôi trường hoàn toàn vắng bóng học sinh.

Gần 1 năm nay, cổng trường đóng cửa im lìm vì không có học sinh
Gần 1 năm nay, cổng trường đóng cửa im lìm vì không có học sinh

Từ căn nhà cấp 4 tạm bợ, trường được Bộ Công an và UBND tỉnh đầu tư thành ngôi trường 2 tầng khang trang vào năm 2010.

Từ căn nhà cấp 4 tạm bợ, trường được Bộ Công an và UBND tỉnh đầu tư thành ngôi trường 2 tầng khang trang vào năm 2010.

Dãy nhà hiệu bộ
Dãy nhà hiệu bộ


và lớp học đã khóa cửa gần 1 năm nay.

và lớp học đã khóa cửa gần 1 năm nay.


Các mảng ố trên các lớp học do không có người học lâu ngày.

Các mảng ố trên các lớp học do không có người học lâu ngày.

Dạo quanh các lớp học, chúng tôi bắt gặp những lớp chỉ có lèo tèo vài ba bộ bàn ghế. Đây cũng là thực trạng chung về giáo dục trong những năm gần đây của ốc đảo.
Dạo quanh các lớp học, chúng tôi bắt gặp những lớp chỉ có lèo tèo vài ba bộ bàn ghế. Đây cũng là thực trạng chung về giáo dục trong những năm gần đây của ốc đảo.

Một số phòng học đã nhiều năm đã không được dùng đến
Một số phòng học đã nhiều năm đã không được dùng đến

Hà Tĩnh: Trường chuẩn nhưng không có học sinh - 9

Phòng học thừa, học sinh thiếu nên nhiều phòng học trở thành nơi chứa trang thiết bị phục vụ cho học tập
Phòng học thừa, học sinh thiếu nên nhiều phòng học trở thành nơi chứa trang thiết bị phục vụ cho học tập
Trường mẫu giáo của ốc đảo cũng nằm gần đó. Năm học này, cũng chỉ vỏn vẹn chục em đủ các lứa tuổi, trong đó phần lớn là những đứa trẻ bố mẹ làm ăn trong Nam gửi về nhờ ông bà nuôi hộ. Lớp học bắt đầu từ 7 giờ 30 và chừng 10 giờ thì những đứa trẻ này đã được đón về. Chính vì vậy mỗi ngày giáo viên phải đi 4 lần đò qua sông dạy học.
Trường mẫu giáo của ốc đảo cũng nằm gần đó. Năm học này, cũng chỉ vỏn vẹn chục em đủ các lứa tuổi, trong đó phần lớn là những đứa trẻ bố mẹ làm ăn trong Nam gửi về nhờ ông bà nuôi hộ. Lớp học bắt đầu từ 7 giờ 30 và chừng 10 giờ thì những đứa trẻ này đã được đón về. Chính vì vậy mỗi ngày giáo viên phải đi 4 lần đò qua sông dạy học.

Ngoài học sinh Tiểu học, toàn ốc đảo có gần 30 học sinh thuộc cấp 2 và cấp 3 cũng hàng ngày đi đò qua sông Lam sang bên kia theo học.
Ngoài học sinh Tiểu học, toàn ốc đảo có gần 30 học sinh thuộc cấp 2 và cấp 3 cũng hàng ngày đi đò qua sông Lam sang bên kia theo học.

Mỗi học sinh tại ốc đảo này đều phải chuẩn bị 2 chiếc xe đạp để đến trường. Một chiếc để bờ bên này, một chiếc gửi bờ bên kia. Giải thích cho chuyện lạ này, một học sinh cho biết: Do đò nhỏ không chở hết học sinh trong một vài lượt, nếu thêm xe thì trên đò thì số lượng người ngồi càng ít. Để kịp giờ đi học phải chuẩn bị 2 xe để tiết kiệm diện tích trên đò.
Mỗi học sinh tại ốc đảo này đều phải chuẩn bị 2 chiếc xe đạp để đến trường. Một chiếc để bờ bên này, một chiếc gửi bờ bên kia. Giải thích cho chuyện lạ này, một học sinh cho biết: Do đò nhỏ không chở hết học sinh trong một vài lượt, nếu thêm xe thì trên đò thì số lượng người ngồi càng ít. Để kịp giờ đi học phải chuẩn bị 2 xe để tiết kiệm diện tích trên đò.
Anh Hồ Văn Tường, người thường xuyên lái đò tại ốc đảo cho hay: Đò chủ yếu phục vụ học sinh và người dân qua lại. Mỗi lần chở chỉ được 12 người. Dù rất cố gắng nhưng đôi khi vẫn để muộn một vài chuyến đò cho các em đến trường. Nếu có cây cầu thì cũng đỡ cực cho các em đến trường. Nhất là mùa lũ lụt, trong khi các học sinh nơi khác đến học bình thường thì các em phải nghỉ học do nước sông dâng cao gây nguy hiểm.
Anh Hồ Văn Tường, người thường xuyên lái đò tại ốc đảo cho hay: Đò chủ yếu phục vụ học sinh và người dân qua lại. Mỗi lần chở chỉ được 12 người. Dù rất cố gắng nhưng đôi khi vẫn để muộn một vài chuyến đò cho các em đến trường. Nếu có cây cầu thì cũng đỡ cực cho các em đến trường. Nhất là mùa lũ lụt, trong khi các học sinh nơi khác đến học bình thường thì các em phải nghỉ học do nước sông dâng cao gây nguy hiểm".

Phượng Vũ

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm