Bạn đọc viết

Thấy gì khi chính quyền và TAND TP Cần Thơ thua kiện lão nông 90 tuổi?

UBND TP Cần Thơ hai lần ra phán quyết đều bị lão nông 90 tuổi kiện ra tòa. Cả hai lần, TAND TP đều bác đơn, nhưng sau đó, cũng 2 lần TAND TC phải hủy quyết định của 2 phiên tòa sơ thẩm. Qua diễn biến vụ việc cho thấy, còn nhiều điều khó chấp nhận của chính quyền thành phố lẫn tòa án TAND TP Cần Thơ. Sự việc cho thấy, hoặc trình độ của họ quá kém hoặc quá coi thường luật pháp hoặc…?

Minh họa: Ngọc Diệp
Minh họa: Ngọc Diệp

Kiến thức hành chính sơ đẳng cũng không rành

Người kiên trì theo kiện là cụ Trần Văn Thanh và đã thắng cuộc, nhưng cụ Thanh vẫn lo lắng, liệu lãnh đạo TP này đã “tha” cho mình hay chưa?

Gần 20 năm trước, theo VnExpress, ông Trần Văn Pho khai thác phần đất bãi bồi trên sông Hậu thuộc khu vực phường Hưng Phú, quận Cái Răng, TP Cần Thơ. Sau đó, ông Pho sang nhượng lại cho con của cụ Thanh theo hợp đồng chuyển giao, hợp tác môi trường thủy sản giữa các bên. Là người được phép trực tiếp khai thác, cụ Thanh thuê xáng cạp múc đất đắp bờ bao 2 ao với diện tích gần 8.000 m2. Năm 2012, Phòng Tài nguyên - Môi trường (TNMT) quận Cái Răng lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai đối với cụ Thanh.

Sau đó, ông có đơn đề nghị được sử dụng phần đất này nhưng không được chính quyền địa phương chấp nhận, vì bãi cồn gần 13 ha đã được Thành ủy, UBND TP Cần Thơ tạm giao cho Bộ Chỉ huy Quân sự địa phương quản lý, phục vụ nhiệm vụ quốc phòng (đến nay chưa có quyết định chính thức giao đất).

Tháng 8.2012, ông Đào Anh Dũng, Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ ký quyết định xử phạt ông Thanh 65 triệu đồng về hành vi chiếm sử dụng đất bãi bồi cồn nổi trên sông Hậu. Điều trớ trêu là, quyết định này còn buộc cụ Thanh phải khôi phục lại tình trạng đất như trước khi vi phạm (!?).

Khiếu nại nhưng không được giải quyết, lão nông khởi kiện Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ ra tòa, yêu cầu hủy toàn bộ quyết định. Tuy nhiên, TAND TP Cần Thơ đã bác yêu cầu của cụ Thanh.

Chấp nhận đơn kháng cáo của cụ Thanh, TAND TC tại TP HCM xử phúc thẩm. Tòa phúc thẩm cho rằng: "Xét về hình thức ban hành văn bản, việc ông Đào Anh Dũng nhân danh Phó Chủ tịch UBND TP để ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Thanh là không đúng thẩm quyền. Đúng ra, ông Dũng phải nhân danh Chủ tịch UBND TP và ký thay chủ tịch mới đúng quy định của pháp luật".

Phải thu hồi quyết định trái pháp luật, nhưng một lần nữa, vẫn ông Đào Anh Dũng lại ký quyết định với nội dung cũ, buộc cụ Thanh trả lại hiện trang ban đầu của cồn nổi. Lại một lần nữa, TAND TC lại đưa ra xét xử phúc thẩm. Khi tòa hỏi bị đơn (Giám đốc Sở TNMT đại diện cho UBND TP Cần Thơ) "UBND TP Cần Thơ đã ra một quyết định trái luật và bị TAND cấp cao tuyên hủy, sao lại ra thêm một quyết định hoàn toàn giống trước đây?". Người được UBND TP Cần Thơ ủy quyền không lý giải được.

Một lần nữa, HĐXX tuyên hủy quyết định của UBND TP Cần Thơ vì "ký sai thẩm quyền" và việc buộc ông Thanh khôi phục hiện trạng cồn nổi như trước là "mơ hồ và không có tính thực tế".

Đâu là lý do của sự “mù” luật?

Đầu tiên, không ai có thể hiểu việc ra quyết định rất phi thực tế của UBND TP Cần Thơ. Cụ Thanh than: "Quyết định như thế thật vô lý. Phần đất này có quá trình khai khẩn, cải tạo gần 20 năm. Mười mấy năm đầu, chính quyền không nói gì, giờ muốn lấy thì tôi giao nhưng phải tính đến công lao của tôi chứ sao lại phạt và buộc trả lại hiện trạng ban đầu. Chẳng lẽ bây giờ tôi mướn phương tiện san bằng cái cồn nổi này". Cái lý rất đơn giản nhưng quá đúng này của cụ Thanh lẽ nào chính quyền ở đây không hiểu?

Thứ hai, việc UBND TP Cần Thơ buộc cụ Thanh khôi phục lại nguyên trạng này, HĐXX của phiên tòa phúc thẩm nói rõ đó là việc “mơ hồ và không có thực tế”. Ai cũng thấy nó “không có thực tế”, vậy nhưng chính quyền ở đây vẫn “kiên định” ra quyết định xử lý hành chính tới 2 lần?! Không có gì khó hiểu hơn. Công luận có quyền đặt câu hỏi: Vậy động cơ thực sự của quyết định là gì?

Thứ ba, phiên tòa phúc thẩm lần đầu, HĐXX đã nói rất rõ: ông Phó Chủ tịch TP ký trái thẩm quyền. Tưởng như vậy đã rõ. Nhưng đến phiên tòa phúc thẩm lần thứ hai, HĐXX phải thốt lên: "UBND TP Cần Thơ đã ra một quyết định trái luật và bị TAND cấp cao tuyên hủy, sao lại ra thêm một quyết định hoàn toàn giống trước đây?" Đúng là điều … quá khó hiểu. Phải chăng UBND TP Cần Thơ vẫn chưa tâm phục, khẩu phục với kết luận của HĐXX phiên tòa phúc thẩm của TAND TC nên vẫn nhất quyết làm theo ý của mình?

Thứ tư, bất kể lý do gì, TAND TP Cần Thơ cũng phải có trách nhiệm khi ra những phán quyết không đúng.

Có lẽ đã đến lúc, không chỉ là thu hồi những quyết định trái luật, các cơ quan chức năng ở Trung ương cần vào cuộc xem xét trách nhiệm của người đặt bút ký vào những quyết định xử lý hành chính của chính quyền và các quyết định của HĐXX phiên tòa sơ thẩm của TAND TP Cần Thơ. Nếu không, vẫn còn những phiên tòa không đáng có và những quyết định trái luật ở những nội dung sơ đẳng nhất.

Thấy gì khi chính quyền và TAND TP Cần Thơ thua kiện lão nông 90 tuổi?

UBND TP Cần Thơ hai lần ra phán quyết đều bị lão nông 90 tuổi kiện ra tòa. Cả hai lần, TAND TP đều bác đơn, nhưng sau đó, cũng 2 lần TAND TC phải hủy quyết định của 2 phiên tòa sơ thẩm. Qua diễn biến vụ việc cho thấy, còn nhiều điều khó chấp nhận của chính quyền thành phố lẫn tòa án TAND TP Cần Thơ. Sự việc cho thấy, hoặc trình độ của họ quá kém hoặc quá coi thường luật pháp hoặc…?

Kiến thức hành chính sơ đẳng cũng không rành

Người kiên trì theo kiện là cụ Trần Văn Thanh và đã thắng cuộc, nhưng cụ Thanh vẫn lo lắng, liệu lãnh đạo TP này đã “tha” cho mình hay chưa?

Gần 20 năm trước, theo VnExpress, ông Trần Văn Pho khai thác phần đất bãi bồi trên sông Hậu thuộc khu vực phường Hưng Phú, quận Cái Răng, TP Cần Thơ. Sau đó, ông Pho sang nhượng lại cho con của cụ Thanh theo hợp đồng chuyển giao, hợp tác môi trường thủy sản giữa các bên. Là người được phép trực tiếp khai thác, cụ Thanh thuê xáng cạp múc đất đắp bờ bao 2 ao với diện tích gần 8.000 m2. Năm 2012, Phòng Tài nguyên - Môi trường (TNMT) quận Cái Răng lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai đối với cụ Thanh.

Sau đó, ông có đơn đề nghị được sử dụng phần đất này nhưng không được chính quyền địa phương chấp nhận, vì bãi cồn gần 13 ha đã được Thành ủy, UBND TP Cần Thơ tạm giao cho Bộ Chỉ huy Quân sự địa phương quản lý, phục vụ nhiệm vụ quốc phòng (đến nay chưa có quyết định chính thức giao đất).

Tháng 8.2012, ông Đào Anh Dũng, Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ ký quyết định xử phạt ông Thanh 65 triệu đồng về hành vi chiếm sử dụng đất bãi bồi cồn nổi trên sông Hậu. Điều trớ trêu là, quyết định này còn buộc cụ Thanh phải khôi phục lại tình trạng đất như trước khi vi phạm (!?).

Khiếu nại nhưng không được giải quyết, lão nông khởi kiện Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ ra tòa, yêu cầu hủy toàn bộ quyết định. Tuy nhiên, TAND TP Cần Thơ đã bác yêu cầu của cụ Thanh.

Chấp nhận đơn kháng cáo của cụ Thanh, TAND TC tại TP HCM xử phúc thẩm. Tòa phúc thẩm cho rằng: "Xét về hình thức ban hành văn bản, việc ông Đào Anh Dũng nhân danh Phó Chủ tịch UBND TP để ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Thanh là không đúng thẩm quyền. Đúng ra, ông Dũng phải nhân danh Chủ tịch UBND TP và ký thay chủ tịch mới đúng quy định của pháp luật".

Phải thu hồi quyết định trái pháp luật, nhưng một lần nữa, vẫn ông Đào Anh Dũng lại ký quyết định với nội dung cũ, buộc cụ Thanh trả lại hiện trang ban đầu của cồn nổi. Lại một lần nữa, TAND TC lại đưa ra xét xử phúc thẩm. Khi tòa hỏi bị đơn (Giám đốc Sở TNMT đại diện cho UBND TP Cần Thơ) "UBND TP Cần Thơ đã ra một quyết định trái luật và bị TAND cấp cao tuyên hủy, sao lại ra thêm một quyết định hoàn toàn giống trước đây?". Người được UBND TP Cần Thơ ủy quyền không lý giải được.

Một lần nữa, HĐXX tuyên hủy quyết định của UBND TP Cần Thơ vì "ký sai thẩm quyền" và việc buộc ông Thanh khôi phục hiện trạng cồn nổi như trước là "mơ hồ và không có tính thực tế".

Đâu là lý do của sự “mù” luật?

Đầu tiên, không ai có thể hiểu việc ra quyết định rất phi thực tế của UBND TP Cần Thơ. Cụ Thanh than: "Quyết định như thế thật vô lý. Phần đất này có quá trình khai khẩn, cải tạo gần 20 năm. Mười mấy năm đầu, chính quyền không nói gì, giờ muốn lấy thì tôi giao nhưng phải tính đến công lao của tôi chứ sao lại phạt và buộc trả lại hiện trạng ban đầu. Chẳng lẽ bây giờ tôi mướn phương tiện san bằng cái cồn nổi này". Cái lý rất đơn giản nhưng quá đúng này của cụ Thanh lẽ nào chính quyền ở đây không hiểu?

Thứ hai, việc UBND TP Cần Thơ buộc cụ Thanh khôi phục lại nguyên trạng này, HĐXX của phiên tòa phúc thẩm nói rõ đó là việc “mơ hồ và không có thực tế”. Ai cũng thấy nó “không có thực tế”, vậy nhưng chính quyền ở đây vẫn “kiên định” ra quyết định xử lý hành chính tới 2 lần?! Không có gì khó hiểu hơn. Công luận có quyền đặt câu hỏi: Vậy động cơ thực sự của quyết định là gì?

Thứ ba, phiên tòa phúc thẩm lần đầu, HĐXX đã nói rất rõ: ông Phó Chủ tịch TP ký trái thẩm quyền. Tưởng như vậy đã rõ. Nhưng đến phiên tòa phúc thẩm lần thứ hai, HĐXX phải thốt lên: "UBND TP Cần Thơ đã ra một quyết định trái luật và bị TAND cấp cao tuyên hủy, sao lại ra thêm một quyết định hoàn toàn giống trước đây?" Đúng là điều … quá khó hiểu. Phải chăng UBND TP Cần Thơ vẫn chưa tâm phục, khẩu phục với kết luận của HĐXX phiên tòa phúc thẩm của TAND TC nên vẫn nhất quyết làm theo ý của mình?

Thứ tư, bất kể lý do gì, TAND TP Cần Thơ cũng phải có trách nhiệm khi ra những phán quyết không đúng.

Có lẽ đã đến lúc, không chỉ là thu hồi những quyết định trái luật, các cơ quan chức năng ở Trung ương cần vào cuộc xem xét trách nhiệm của người đặt bút ký vào những quyết định xử lý hành chính của chính quyền và các quyết định của HĐXX phiên tòa sơ thẩm của TAND TP Cần Thơ. Nếu không, vẫn còn những phiên tòa không đáng có và những quyết định trái luật ở những nội dung sơ đẳng nhất.

Vương Hà