Vườn "thư giãn tâm hồn" ngập hoa hồng của nữ kỹ sư xây dựng ở Đắk Lắk

Hương Thảo

(Dân trí) - Chị Huyền Trang dành tình yêu đặc biệt cho những bông hồng và khu vườn được chăm sóc kỹ càng nên nở hoa rực rỡ quanh năm.

Vườn thư giãn tâm hồn ngập hoa hồng của nữ kỹ sư xây dựng ở Đắk Lắk - 1
Bản thân yêu thích hoa hồng từ lâu nhưng phải đến cuối năm 2020, chị Phạm Thị Huyền Trang (37 tuổi, sống ở Đắk Lắk) mới có thời gian và không gian để làm vườn hồng của chính mình. Là kỹ sư ngành xây dựng công trình, không có nhiều kinh nghiệm trồng trọt nhưng chỉ sau vài tháng, 50 gốc hồng của chị Trang đã nở rộ hàng trăm đóa hoa, khoe sắc rực rỡ.
Vườn thư giãn tâm hồn ngập hoa hồng của nữ kỹ sư xây dựng ở Đắk Lắk - 2
Chị Trang chia sẻ, khu vườn như "liều thuốc" giúp giải tỏa áp lực công việc thường nhật. Mỗi sáng thức dậy, được hít thở bầu không khí trong lành và cảm nhận mùi hương hoa khiến tâm hồn thư thái, vui vẻ.
Vườn thư giãn tâm hồn ngập hoa hồng của nữ kỹ sư xây dựng ở Đắk Lắk - 3
Tháng 6/2020, sau một buổi thăm vườn hồng của đồng nghiệp, chị Trang "nổi hứng" mang hơn chục chậu hồng về sân vườn nhà bố mẹ trồng thử. Không có kinh nghiệm nên các cây bị nấm, trĩ, nhện tấn công. Những cây hồng đủ màu sặc sỡ bỗng chốc trở nên yếu ớt, hoa nhỏ, ít bông, lá khô héo. "Tưởng như là cây sẽ chết hết. Lúc đó mình vội tìm đến các hội nhóm trồng hoa hồng trên mạng để đọc, học kiến thức, kinh nghiệm", chị Trang nói.
Vườn thư giãn tâm hồn ngập hoa hồng của nữ kỹ sư xây dựng ở Đắk Lắk - 4

Sau lần thử sức đó, đến cuối năm 2020, khi hoàn thành ngôi nhà hiện tại, chị quyết tâm thực hiện vườn hồng như đã ấp ủ. Chị dành thời gian đọc về các đặc tính sinh trưởng của cây, cách cắt tỉa, chăm sóc rồi thay thế giá thể, đổi loại chậu thoát nước tốt.

Vườn thư giãn tâm hồn ngập hoa hồng của nữ kỹ sư xây dựng ở Đắk Lắk - 5
Chị Trang trộn giá thể trồng hồng từ đất đỏ, trấu tươi, trấu hun và đPerlite,e, đặt thêm xỉ than, xốp lót ở dưới chậu.
Vườn thư giãn tâm hồn ngập hoa hồng của nữ kỹ sư xây dựng ở Đắk Lắk - 6
"Chăm hoa hồng khó nhất là bắt bệnh và trị bệnh", chị Trang nói. Hồng là loại cây không dễ chơi, do nắng thì bị trĩ, nhện tấn công; mưa thì hay bị nấm lá, đen cành. "Những giống hoa ngoại kháng bệnh kém như Pine Dream haLafont,t, vào mùa mưa mà chưa kịp phòng nấm, chẳng mấy sẽ bị rụng lá, rễ - thân - cành đều đen thui", chị chia sẻ.
Vườn thư giãn tâm hồn ngập hoa hồng của nữ kỹ sư xây dựng ở Đắk Lắk - 7
Chị Trang dùng các dung dịch hữu cơ để trị bệnh cho hồng. Hàng tuần, người phụ nữ này thường dùng dung dịch neem oil và tinh dầu cam để tưới phòng bọ trĩ, nhện. Còn cách trị nấm lá là hòa nano bạc hoặc nước vôi để tưới.
Vườn thư giãn tâm hồn ngập hoa hồng của nữ kỹ sư xây dựng ở Đắk Lắk - 8
Về phân bón, chị Trang sử dụng hoàn toàn phân hữu cơ. Trước khi cắt cành, nữ kỹ sư xây dựng bổ sung phân dê với nhiềlânân để cây phát triển bộ rễ, tạo đà chuẩn bị bật mầm. Sau 7 đến 10 ngày, chị bổ sung thêm phân gà, đạm để cây có mầm to, mập hơn. Khoảng 1 tuần sau đó, chị bón phân bò cho đến khi cây đóng nụ, bổ sung thêm ít dịch chuối để hoa có màu đậm và chuẩn dáng.
Vườn thư giãn tâm hồn ngập hoa hồng của nữ kỹ sư xây dựng ở Đắk Lắk - 9
"Để cây ra hoa đồng loạt, mình cắt tỉa hoa mới, hoa cũ và nụ trong 1 lần để đợt sau cây sẽ nở đồng loạt. Cây ra hoa khoảng 2-3 đợt, cần ngừng một đợt, để cây nghỉ lấy lại sức", chị Trang chia sẻ.
Vườn thư giãn tâm hồn ngập hoa hồng của nữ kỹ sư xây dựng ở Đắk Lắk - 10
Ngoài trồng hồng, trong khuôn viên vườn rộng 500m2, chị Trang và gia đình còn trồng thêm các loại cây ăn trái như: khế, bưởi, chôm chôm, vú sữa…