Vụ kiện tàu Trung Quốc: Cần cân nhắc các bước đi phù hợp
(Dân trí) - TS Trần Công Trục - nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ cho rằng, cho dù đơn kiện của ngư dân ta có thể không đạt kết quả như mong muốn nhưng vẫn nên được ủng hộ, trân trọng...<br><a href='http://dantri.com.vn/xa-hoi/bo-ngoai-giao-phan-hoi-ve-vu-kien-tau-trung-quoc-dam-chim-tau-ca-viet-nam-951108.htm'><b> >> Bộ Ngoại giao phản hồi về vụ kiện tàu Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam</b></a>
Trao đổi với Dân trí về vụ ngư dân Đà Nẵng khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại trong vụ tàu cá Việt Nam bị Trung Quốc đâm chìm, Tœ Trần Công Trục - nguyên Trưởng ban biên giới Chính phủ bày tỏ: "Tôi rất hoan nghênh và đánh giá cao quyết tâm của những ngư dân trong vụ kiện yêu cầu phía Trung Quốc phải đền bù những thiệt hại gây ra trong vụ va chạm tàuĠsắt tháng 5/2014 vừa rồi. Tuy nhiên, để mà khởi kiện thì còn nhiều vấn đề chúng ta phải tiếp tục điều tra, theo dõi.
Như mọi người đều biết, Biển Đông là vùng biển thườngč xuyên xảy ra nhiều tranh chấp phức tạp: tranh chấp về chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các hải đảo, các vùng biển và thềm luc địa; tranh chấp về việc phân định ranh giới các vùng biển, thềm lục địa chồng lấn; tranh chấp do việc giải thích và áp dung sai quy định của UNCLOS ; tranh chấp dân sự, hình sự; tranh chấp kinh tế...
Mỗi một loại tranh chấp đó đều được giải quyết theo trình tự, thủ tục khác nhau. Tùy thuộc vào tính chất, mức độ, phạm vi của các hoạt đông trong Biển Đông mà người ta cân nhắc nên sử dụng những quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật nào để điều chỉnh chúŮg cho thích hợp: Luật biển quốc tế hay Luật biển quốc gia, hay bộ luật liên quan khác đang hiện hành… mà các bên đương sự - pháp nhân hay tự nhiên nhân - có thể vận dụng nhằm bảo vệ cho các quyền và lợi ích chính đáng của mình trong Biển Đông".
ļdiv>
TS Trần Công Trục cũng thẳng thắn cho rằng: "Việt Nam có nhiều cơ hội khởi kiện ra các cơ quan tài phán trong nước và quốc tế về tất cả nhữnŧ nội dung nói trên với tư cách là bên nguyên. Tuy nhiên, không phải nội dung nào cũng có thể đơn phương khởi kiện được. Vì vậy, chúng ta nên cân nhắc thât kỹ trước khi khởi kiện. Cụ thể là,việc một ngư dân Việt Nam, cùng với Hội nghề cá Việt Nam, đứngĠra kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại do tàu vỏ sắt của Trung Quốc gây ra, trước hết phải xác định đây là một vụ kiện thuộc thủ tục tố tụng gì… Nếu theo thông tin có liên quan đến đơn kiện do Văn phòng luật sư Đỗ Pháp đang thực hiện thì nội Ťung là yêu cầu phía bị đơn bồi thường thiệt hại do tàu vỏ sắt mang số hiệu 11202 (Trung Quốc) gây ra làm cho toàn bộ con tàu của ngư dân bị hư hỏng nặng (mạn trái thân tàu có vết đâm xước, thủng dài khoảng 60cm, rộng 50cm và hàng loạt vết Ŵích hư hại, nham nhở khắp vỏ, cabin, boong tàu…) phải chăng đây là vụ kiên theo thủ tục tố tụng dân sự, có yếu tố nước ngoài ?
Nếu như vậy thì phía nguyên đơn có thể đơn phương khởi kiện và hồ sơ kiện có thể gửi lên Tòa án có thẩm quyền của Việt Nam theo thủ tục tố tụng dân sự hiệnĠhành. Tuy nhiên, bị đơn là ai? kiện ai?
Hiện nay, phía nguyên đơn chưa có thông tin về chủ sở hữu hợŰ pháp của tàu vỏ sắt mang số hiệu 11202: họ tên, địa chỉ, số lượng thành viên trên tàu 11202 tại thời điểm xảy ra vụ đâm chìm tàu ĐNa 90152 TS của ngư dân Việt Nam vào ngày 26.5.2014… Ngày 16.9, Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gửi Công hàm số 07ĸ1/CH-LS-BHCD tới Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam, đề nghị Đại sứ quán chuyển các yêu cầu của Văn phòng Luật sư Đỗ Pháp tới Bộ Ngoại giao và các cơ quan chức năng của Trung Quốc để giup trả lời những câu hỏi nói trên.
Nhưng, đến nay Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao chưa nhận được thông tin trả lời của Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam về những nᷙi dung được nêu trong Công hàm số 0781/CH-LS-BHCD ngày 16/9/2014".
"Theo tôi, với nhiều lý do tế nhị, Cơ qŵan ngoại giao Trung Quốc có quyền từ chối trả lời những đề nghị nói trên. Phía Việt Nam cũng không có lý do gì buộc phía Trung Quốc phải đáp ứng, cho dù, đứng trên lập trường của mình, là rất hợp tình hợp lý.
Đây là vấn đề mà Tòa án Việt Nam khó có thể thụ lý được hồ sơ vụ kiện. Vì vây, nếu khởi kiện trong điều kiện hiện nay, theo tôi, có lẽ chỉ có giá trị về mặt tuyên truyền với ý nghĩa sẽ góp thêm tiếng nói lên án mạnh mẽ những hành vi sai trái của Trung Quốc trước dư luận…Và, về pháp lý, chỉ có thể đem lại cŨo các lực lượng chấp pháp, các cơ quan tài phán, các luât sư và công dân Việt Nam những bài học bổ ích khi xử lý những vi phạm do phía Trung Quốc gây ra, làm thiệt hai đến lợi ích của công dân Việt Nam và đặc biệt là những vi phạm pháp luật của Việt Naŭ trong Biển Đông hiện đang xảy ra hàng ngày, hàng giờ…", TS Trần Công Trục nói.
Khó khăn đặcĠbiệt
Cũng theo TS Trần Công Trục: "Đúng như TS. Nguyễn Vân Nam, một luật gia đã học tại Đại học Humboldt, CHLB ĐứcĬ hiện đang hành nghề tại Sài Gòn, đã nhận định rất đúng rằng: “… sẽ có nhiều khó khăn, trở ngại - cả khách quan, mà đặc biệt là chủ quan - trong hầu hết các giai đoạn của quá trình khởi kiện, như chuẩn bị hồ sơ khởi kiện và trình tự tố tụnŧ. Trước hết về chuẩn bị hồ sơ khởi kiện, đây là một công việc tốn rất nhiều thời gian và không hề dễ dàng. Đầu tiên, khó khăn đặc biệt là việc thu thập chứng cứ do ít nhất là các nguyên nhân sau: các chứng cứ phải được thu thập một cách hợp lệ theo chuᶩn mực, nếu không nó sẽ rất dễ bị phản bác là không hợp lệ và sẽ không được xem xét…”
Tuy nhiên, trong bối ţảnh hiện tại, có lẽ biện pháp giải quyết tranh chấp thông qua các cơ quan tài phán vẫn là biện pháp thích hợp hơn cả khi mà các cuộc đàm phán giữa các bên liên quan không thành. Theo đó, cho dù đơn kiện của ngư dân ta kiện Trung Quốc có thể khôngĠđạt kết quả như mong muốn, nhưng vẫn nên được trân trọng và cần có sự ủng hộ của tất cả mọi người Việt Nam, đặc biệt là các cơ quan, tổ chức liên quan mà mục tiêu là thông qua vụ kiện này, cần phải nghiêm túc và khẩn trương rút kinh nghiệm cho những vụĠkiện lớn hơn, có ý nghĩa hơn… Điều này, dù sao cũng sẽ có tác động đối với phía Trung Quốc, khi họ vẫn cố tình tiếp tục thực hiện những hành động làm hiện trạng trở nên nghiêm trọng hơn như hiện nay".
Hà Trang