Việt Nam xếp thứ 7 thị trường hàng không phát triển nhanh nhất thế giới
(Dân trí) - Theo đánh giá của Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế (IATA), Việt Nam là thị trường hàng không đang phát triển nhanh và năng động, xếp thứ 7 trong số những thị trường phát triển nhanh nhất thế giới. Hàng không đóng góp 6 tỷ USD cho GDP hàng năm của Việt Nam.
Tại cuộc Hội thảo “Hàng không: Chắp cánh tăng trưởng kinh tế và kết nối Việt Nam với thế giới” diễn ra mới đây, 140 đại biểu là đại diện của Bộ Giao thông Vận tải (GTVT), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, nhà chức trách hàng không, đại diện của các hãng hàng không và các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước đã có nhiều trao đổi, luận bàn về những cơ hội, thách thức đối với sự phát triển của ngành hàng không Việt Nam.
Ngày 1/1/1914, ngành hàng không bắt đầu được hình thành với 1 chiếc máy bay, vận chuyển 1 hành khách trên 1 đường bay, thời gian kéo dài trong 30 phút. Sau 100 năm, đến nay ngành hàng không đã vận chuyển được 3.3 tỷ hành khách và 52 triệu tấn hàng hóa an toàn, cung cấp việc làm cho 58 triệu người trên thế giới, giá trị hàng hóa vận chuyển là 6,8 tỷ đô la Mỹ, bằng 1/3 tổng giá trị hàng hóa được vận chuyển trên toàn thế giới. |
Hơn 20 năm qua, chúng tôi đã chứng kiến sự phát triển vượt trội của Hãng hàng không quốc gia Việt Nam với mạng lưới phát triển nhanh chóng và kế hoạch đầu tư lớn vào đội tàu bay hiện đại. Là thành viên của Liên minh hàng không toàn cầu SkyTeam,Vietnam Airlines đang từng bước khẳng định thương hiệu trên toàn cầu.”.
Việt Nam đứng thứ 7 trong số thị trường tăng trưởng nhanh nhất thế giới
“Việt Nam vừa đưa ra kế hoạch mở rộng các sân bay để thu hút đầu tư, quản lý nước ngoài và tư nhân hóa Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam. Để cân bằng năng lực thị trường của các sân bay tư nhân, Việt Nam cần thiết lập cơ quan quản lý nền kinh tế tự do hiệu quả, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế. Điều đó sẽ mang lại những phương án tính phí hợp lý, phù hợp với chính sách của Tổ chức Hàng không dân dụng thế giới (ICAO). Mức chi phí thấp hơn cũng có thể nâng cao tính khả thi của các đường bay và cho phép Việt Nam đạt được những lợi ích từ việc tăng cường kết nối và tăng lưu lượng vận chuyển.” - ông Tony Tyler cho biết.
Nói về sự phát triển bền vững trong kinh doanh hàng không tại Việt Nam, ông Phạm Ngọc Minh - Tổng Giám đốc Vietnam Airlines cho rằng điều quan trọng nhất là đảm bảo an toàn bay tuyệt đối và hoàn thiện chất lượng dịch vụ tới khách hàng, đặc biệt là nâng cao các chỉ số khai thác, đảm bảo đúng giờ.
“Các hãng cần nhanh chóng đưa vào ứng dụng các chương trình quản lý an toàn của IATA và đạt chứng chỉ công nhận phù hợp với các tiêu chuẩn đánh giá về an toàn khai thác (IOSA). Vietnam Airlines đã được cấp chứng chỉ IOSA từ năm 2006, liên tục được đánh giá định kỳ để gia hạn như là một phần quan trọng trong chương trình quản lý an toàn của hãng” - ông Phạm Ngọc Minh cho hay.
Tổng Giám đốc Vietnam Airlines tin rằng, thị trường hàng không Việt Nam còn nhiều tiềm năng để phát triển. Hiện tại, trong khu vực ASEAN, Việt Nam đứng thứ 3 về dân số nhưng lại chỉ đứng thứ 5 về vận tải nội địa trong khu vực, với lượng ghế cung ứng trung bình mới chỉ đạt 5,4 người dân/ghế, thấp hơn với quốc gia xếp vị trí liền kề là Philippin hiện đang là 3,2 người dân/ghế. Tuy nhiên, để có thể phát triển ngang tầm với các nước trong khu vực thì cần có các giải pháp đồng bộ từ các nhà quản lý đến các hãng hàng không.
Theo dự báo của IATA về ngành hàng không trong giai đoạn từ 2013 - 2017, Việt Nam xếp thứ 7 trong số những thị trường phát triển nhanh nhất thế giới với tỷ lệ vận chuyển hành khách quốc tế đạt 6,9%; vận chuyển hàng hóa quốc tế đạt 6,6%. Cùng sự tự do hóa vận tải hàng không trong ASEAN, nhu cầu đi lại được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng từ năm 2015.
Châu Như Quỳnh