Góp ý dự thảo báo cáo chính trị Đại hội X:
Về những giải pháp tri thức
(Dân trí) - Một đất nước mà người dân, người công dân không có quyền sở hữu, không có sở hữu thì xã hội ấy khó phát triển trên sự quân bình ổn định mà quyền dân chủ cũng không có cơ sở vật chất để đảm bảo. Đó là ý kiến đóng góp cho dự thảo báo cáo chính trị Đại hội X của tác giả Nguyễn Khắc Mai.
Theo tác giả, để thực hiện “dân chủ triệt để, dân chủ thực sự” nước ta cần giải quyết đúng đắn, tốt hơn nữa một số vấn đề:
Quyền sở hữu của công dân
Khi lên làm lãnh đạo hãy tuyên thệ Trong kỳ họp quốc hội gần đây, một đại biểu QH có đề nghị làm lễ Tuyên thệ như các nước vẫn làm. Tổng thống khi nhậm chức, một tay để lên quyển Hiến pháp, một tay giơ cao, thề bảo vệ Hiến pháp và quốc gia. Đó là một nghi lễ rất quan trọng, rất văn hóa, rất hiệu quả để giữ gìn phẩm chất cho người lãnh đạo. Ta cũng nên làm lễ Tuyên thệ. Các vị Nguyên thủ quốc gia , Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Bộ trưởng khi nhậm chức, làm lễ, đọc lời thề ví dụ như: - “Làm quan trong sạch, không tham nhũng, tận trung với nước, lịch sự, lễ phép với dân, ai trái lời thề, thần minh giết chết". Chỉ một lễ thề đó thôi có giá trị bằng bao nhiêu lần các nghị quyết về văn hóa, đạo đức. Minh Tuấn (CTV từ Tokyo) |
Quyền sở hữu của công dân tựa như bản vị vàng trong tiền tệ vậy, mà gay gắt là quyền sở hữu đất đai của công dân. Giả sử có một cuộc trưng cầu ý dân, tôi tin rằng từ vị uỷ viên Bộ Chính trị tới phó thường dân sẽ bỏ phiếu tán đồng.
Thật sự trao quyền tự do cho công dân
Đảng và Nhà nước chỉ nên giữ quyền tạo điều kiện thận lợi, giúp đỡ mọi mặt để quyền tự nhiên của con người ấy được thực hiện. Xã hội càng văn minh bên cạnh cơ cấu tự nhiên là gia đình, bên cạnh cấu trúc chính quyền phải là sự phát triển phong phú, đa dạng của quyền lập Hội. Chính vì thế Cụ Hồ mới nói:
Hội hè tín ngưỡng báo chương
Họp hành đi lại có quyền tự do.
Có luật cho hoạt động của Đảng
Tôi từng được tham gia 2 chương trình nghiên cứu lớn của đảng. Một là Đổi mới Hệ thống chính trị, hai là Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng. Lâu nay quan sát người ta đều nhận thấy dấu vết đậm đà của mô hình “Xô viết”, mô hình “Diên An” trong phương thức hoạt động của Đảng CSVN.
Cho nên dẫu có “nhất nguyên hoá” như có người đề nghị cũng nên tính toán trong một tổng thể cải cách phương thức hoạt động của Đảng. Mô hình hiện nay có cảm tưởng như cái gì Đảng cũng phải “nhúng tay” nhưng lại không thật sự làm được cái gì đến nơi đến chốn.
Vào thời điểm xây dựng Hiến pháp 1992 tôi có trình bày trong nhóm nghiên cứu Đảng cần xây đựng một đạo luật cho hoạt động của Đảng. Ý kiến ấy về sau được một vị lãnh đạo cao cấp nêu ra xong lại nói “nhưng như thế hoá ra tự sắm dây ràng buộc mình”!
Đến nay quả thật vấn đề đã chín muồi, rất nhiều bất cập, rất nhiều yếu kém, rất nhiều sự phi trách nhiệm (không phải vô trách nhiệm) v.v... đã xảy ra. Chung qui vì hoạt động từ cơ sở lên đến T.Ư cũng mới chỉ có một câu Hiến pháp và bản điều lệ cứ dăm năm lại được sửa.
Hình thành nhóm tri thức tự do
“Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” - Có thể nói đây là một minh triết cho mọi thời đại, mọi quốc gia, dân tộc.
Các nước phát triển đã bước lên bậc thang cao của nhân loại hiện đại với một tầng lớp trí thức hùng hậu và siêu đẳng, cùng với những chính sách trí thức rất tốt. Chúng ta tuy đã phê phán khẩu hiệu tả khuynh, sai lầm một thời do những tiểu trí thức thừa nhiệt tình mà văn hoá thấp đã nêu “Trí phú địa hào đạo tận gốc, trốc tận rễ”, nhưng đâu đó cái tâm lý kỳ thị trí thức vẫn còn.
Dù sao giải pháp trí thức vẫn phải là giải pháp hàng đầu. Chúng ta đã nêu khẩu hiệu đúng quốc sách hàng đầu thế nhưng chính sách và thái độ lại không đồng bộ, lại chắp vá. Có một câu nói cửa miệng đường lối, nghị quyết không đi vào cuộc sống. Có hai lẽ. Thứ nhất là giải pháp trí thức khi hoạch định không đến nơi đến chốn làm sao vào. Thứ hai, chỉ đạo và quản lý không dựa vào giải pháp trí thức cũng không vào.
Đảng phải học cách nói của cụ Phan Bội Châu “bái thạch vi huynh” để xác định thái độ “bái trí vi sư”, tôn trí thức làm thầy. Thật sự đề cao vai trò trí thức, giải pháp trí thức trong mọi công việc, mọi lĩnh vực, không chỉ là trong kinh tế, kinh doanh, trong khoa học, giáo dục, quân sự, ngoại giao mà cả trong xây dựng Đảng. Mọi sự chậm trễ đều có liên quan đến vấn đề này; Phải đòi hỏi cao và tạo ra điều kiện hợp lý, hợp pháp thuận lợi để thực thi vai trò của trí thức; Rất coi trọng vai trò tiếp nhận, truyền bá văn hoá, khoa học kỹ thuật; Đề cao và tôn vinh vai trò sáng tạo giá trị văn hoá tinh thần. Cổ vũ và xây dựng văn hoá nghe để cho vai trò phê phán và định hướng, dự báo xã hội của trí thức nảy nở. Như thế thì phải biết làm việc, tôn trọng và thúc đẩy hình thành nhóm trí thức tự do (Những trí thức phi đảng và không ở trong hệ thống cầm quyền. Cái dở của chúng ta là đã tuyệt đối hoá xu hướng công chức và quan chức hoá trí thức).
Cần có quy chế tranh cử Trong dự thảo báo cáo còn đề cập dè dặt, dùng từ “chuyển dần” trong giáo dục. Theo tôi nên bỏ từ “dần”, mà phải chuyển nhanh. Nếu không nhanh thì cũng phải chuyển chứ không dần nữa, vì chuyển dần không biết đến bao giờ mới chuyển được. Bởi vì ta duy trì quá lâu mô hình cũ, phương pháp cũ. Các nước người ta thay đổi mấy chục năm rồi, thậm chí hàng trăm năm rồi. Ta vẫn giữ mô hình giáo dục khép kín trong 4 bức tường. Phương pháp giảng dạy kiểu từ thế kỷ thứ 19 đến nay. Tôi đề nghị cần thực hiện quy chế tranh cử trong chế độ bầu cử. Dự thảo có nói giới thiệu nhiều người. Nếu phát động tranh cử và người ra tranh cử phải có đề án cụ thể, có thuyết minh tranh cử trước công chúng hoặc trước tập thể Đại hội để các thành viên tham gia bầu cử xem xét và cấp uỷ có trách nhiệm xem xét cả quá trình công tác của người đó, cả về đạo đức, năng lực v.v... Có đề án tranh cử và tiến hành tranh cử buộc người cán bộ phải tư duy thực sự và khi đã trúng cử lo lắng thực hiện cho được những điều mình dự định và đảm bảo lời hứa trước cử tri, trước tập thể. Những người khác cũng có điều kiện để giám sát anh có thực hiện được lời hứa không, hay chỉ hứa suông. Tránh hiện tượng khi đã trúng cử nói một đàng làm một nẻo. Phan Văn Quý (Chủ tịch Hội Khuyến học Huyện Hương Khê – Tỉnh Hà Tĩnh) |
Nguyễn Khắc Mai