1. Dòng sự kiện:
  2. Metro số 1 TPHCM

Hà Nam:

“Vắng như chùa Bà Đanh”

(Dân trí) - Trong tiết trời ấm áp đầu xuân, khi các lễ hội xa gần từ chùa Hương, chợ Viềng, Yên Tử, Phủ Giầy... đều tấp nập du khách trẩy hội thì một điều khá đặc biệt là chùa Bà Đanh (Hà Nam) vẫn vắng tanh vắng ngắt.

Chùa Bà Đanh, Núi Ngọc là cụm di tích thắng cảnh cấp quốc gia tại xã Ngọc Sơn - Kim Bảng - Hà Nam, nằm bên tả dòng sông Đáy. Chùa Bà Đanh có tên chữ là Bảo Sơn Tự, mang nét chung của các ngôi chùa dòng Phật giáo Đại thừa lại có nét riêng độc đáo. Điện thờ phong phú các tượng Phật, Bồ Tát, hộ pháp và các tượng của đạo giáo như Thái thượng lão quân, Nam Tào, Bắc Đẩu… Nhà Tổ thờ tổ sư phái Thiên Tông. Phủ Mẫu thờ các tượng Tam Tòa, Tứ Phủ.

Chùa Bà Đanh trầm mặc và tĩnh lặng.
Chùa Bà Đanh trầm mặc và tĩnh lặng.

Đặc biệt trong chùa có pho tượng của tín ngưỡng bản địa là Pháp Vân (Phật bà Man Nương) đứng đầu tứ pháp: Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện. Sự tích Pháp Vân được chép trong bản “Cổ châu tứ pháp ngọc phả” bằng chữ Hán do tiến sỹ Đỗ Huy Liệu soạn vào ngày 15 tháng 11 năm Nhâm Ngọ (1918) còn lưu giữ ở chùa.
Theo truyền thuyết của địa phương còn nói đến việc thờ nữ thần linh thiêng, giúp dân trừ lũ lụt, đem lại mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Dân làng lập chùa thờ bà trong khu rừng đầu làng ven sông Đáy, ban đầu còn đơn sơ, đến năm Vĩnh Trị đời vua Lê Hy Tông (1676 - 1680) thì xây dựng ngôi chùa mới khang trang. Dân địa phương đặt tên chùa là chùa Đức Bà làng Đanh gọi tắt là chùa Bà Đanh, tên còn tồn tại đến ngày nay.
Nơi ấy cây cối um tùm, nhiều thú dữ, không có nhà dân ở; do vậy cảnh chùa càng thêm thâm nghiêm, vắng vẻ, ít người qua lại, nên mới có câu “Vắng như chùa Bà Đanh”.

Khách tham quan thưa vắng nhưng chùa lại là điểm lý tưởng cho nhiều cặp đôi chụp ảnh cưới.
Khách tham quan thưa vắng nhưng chùa lại là điểm lý tưởng cho nhiều cặp đôi chụp ảnh cưới.
Khách tham quan thưa vắng nhưng chùa lại là điểm lý tưởng cho nhiều cặp đôi chụp ảnh cưới.

Đã thành lệ từ bao đời, hàng năm vào ngày mồng 10 tháng 2 âm lịch, dân làng tổ chức lễ hội chùa Bà Đanh. Nhân dân địa phương và khách thập phương vào chùa thắp hương lễ Phật cầu điều thiện, điều lành, mọi sự may mắn… đồng thời vãn cảnh chùa...

Những dấu nét xưa cũ tại ngôi chùa hàng trăm năm tuổi.
Những dấu nét xưa cũ tại ngôi chùa hàng trăm năm tuổi.

Thế nhưng, vào những ngày đầu xuân mới, khi các lễ hội xa gần đều đón hàng nghìn, hàng vạn du khách ngày đêm tấp nập về trẩy hội thì tại chùa Bà Đanh lại... vắng tanh người qua lại.

Mặc dù ban quản lý di tích cũng đã tổ chức bán vé tham quan thắng cảnh trong chùa nhưng lượng khách quá ít ỏi, chỉ lác đác một vài người vãn cảnh chùa. Thay vào đó là nhiều cặp đôi chọn khung cảnh tĩnh lặng và uy nghiêm trong khuôn viên chùa làm địa điểm tạo dáng chụp ảnh cưới.

Phải chăng sự vắng lặng đã trở thành "thương hiệu" thực sự của chùa Bà Đanh?

Toàn cảnh ngôi chùa nhìn từ trên cầu bắc qua sông Đáy.
Toàn cảnh ngôi chùa nhìn từ trên cầu bắc qua sông Đáy.
 
Ngôi chùa vốn đã nổi tiếng với câu thành ngữ Vắng như chùa Bà Đanh.
Ngôi chùa vốn đã nổi tiếng với câu thành ngữ Vắng như chùa Bà Đanh.
Ngôi chùa vốn đã nổi tiếng với câu thành ngữ Vắng như chùa Bà Đanh.
Ngôi chùa vốn đã nổi tiếng với câu thành ngữ "Vắng như chùa Bà Đanh".
 
Sự thưa vắng và trầm mặc trở thành thương hiệu đặc trưng cho chùa Bà Đanh.
Sự thưa vắng và trầm mặc trở thành "thương hiệu" đặc trưng cho chùa Bà Đanh.

Anh Thế - Quốc Đô