PhotoStory

Tượng nửa rồng nửa rắn trong tư thế miệng cắn thân, chân xé mình

(Dân trí) - Bức tượng kì lạ nửa rồng nửa rắn mang trong mình câu chuyện oan khuất "hóa hổ giết vua" của thái sư Lê Văn Thịnh là một bảo vật quốc gia độc nhất vô nhị.

Tượng đá nửa rồng nửa rắn trong tư thế miệng cắn thân, chân xé mình

Tượng nửa rồng nửa rắn trong tư thế miệng cắn thân, chân xé mình - 1

Tượng rồng đá/xà thần được tạc bằng khối đá sa thạch màu xanh xám. Cao: 79cm; Rộng (ngang): 136cm; Dài (từ trước ra sau): 103cm. Trọng lượng khoảng 3 tấn. Với một hình dáng kỳ dị, tượng rồng trong tư thế "miệng cắn thân, chân xé mình". Cho đến nay chưa có bức tượng nào tương tự, chưa từng có trong lịch sử mỹ thuật Việt Nam và các nước Đông Nam Á.

Tượng nửa rồng nửa rắn trong tư thế miệng cắn thân, chân xé mình - 2

Đây là hiện vật gốc độc bản hiện lưu giữ tại đền thờ Lê Văn Thịnh, thôn Bảo Tháp (Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh). Hai chân trước mọc ra ở phía dưới cổ, khuỳnh rộng sang hai bên, gân guốc với những móng vuốt nhọn hoắt cào xé vào thân mình.

Tượng nửa rồng nửa rắn trong tư thế miệng cắn thân, chân xé mình - 3

Phần thân đầu to nằm phía dưới, không râu, không bờm, lỗ mũi nhỏ, hai mang phình ra, miệng há rộng với hàm răng sắc nhọn trông giống một con mãng xà lớn cúi xuống ngậm vào phần thân đuôi phía trên.

Tượng nửa rồng nửa rắn trong tư thế miệng cắn thân, chân xé mình - 4

Đền thờ Lê Văn Thịnh tọa lạc ở sườn phía nam núi Thiên Thai, là nơi tôn thờ, tưởng niệm sâu sắc về Trạng nguyên khai khoa - Thái sư Lê Văn Thịnh, một danh nhân tiêu biểu có công lao to lớn đối với vương triều Lý và đất nước ta.

Tượng nửa rồng nửa rắn trong tư thế miệng cắn thân, chân xé mình - 5

Được tìm thấy vào năm 1991, khi nhân dân địa phương tiến hành tu sửa đền, tượng ẩn dưới đám cây dại, ngay phía lối lên đền. Sau khi phát hiện khối tượng lạ, người dân trong làng đã xây một ngôi miếu nhỏ, đưa tượng vào thờ và gọi bằng cái tên cung kính "ông rồng". Hiện miếu ông rồng được đặt phía bên hồi phải của đền thờ Lê Văn Thịnh.

Tượng nửa rồng nửa rắn trong tư thế miệng cắn thân, chân xé mình - 6

 Thân rồng tựa trăn và rắn uốn mình thành hình tròn, trong tư thế miệng cắn thân, chân xé mình, pho tượng như thể hiện một trạng thái sống động, đau đớn, quằn quại, bi thương, phẫn uất đến cùng cực.

Tượng nửa rồng nửa rắn trong tư thế miệng cắn thân, chân xé mình - 7

Miệng há rộng với hàm răng 12 chiếc dài, sắc nhọn.

Tượng nửa rồng nửa rắn trong tư thế miệng cắn thân, chân xé mình - 8

Đôi mắt xà thần tròn, lồi ra ngoài, trợn tròn.

Tượng nửa rồng nửa rắn trong tư thế miệng cắn thân, chân xé mình - 9

Toàn thân linh vật được bao phủ một lớp vảy tựa như vảy rồng, hai vành tai nổi lên hai bên đầu phía trên mang. Tai bên phải đặc, tai trái có một lỗ nhỏ khá sâu.

Tượng nửa rồng nửa rắn trong tư thế miệng cắn thân, chân xé mình - 10

Phần thân đuôi có một hàng vây lớn chạy dọc sống lưng, phía cuối đuôi uốn cong hình xoắn ốc như muốn vận công lực bẻ quặt đuôi lên phía trước để ghì chặt lấy phần thân đầu phía dưới. Tuy không phức tạp như rồng nhưng nghệ thuật tạo tác vẫn thể hiện kỹ, tinh xảo, khối hình nuột khỏe, dáng vẻ và tư thế của xà thần hết sức sống động.

Tượng nửa rồng nửa rắn trong tư thế miệng cắn thân, chân xé mình - 11

Qua nghiên cứu chi tiết, tượng xà thần mang các đặc trưng của nghệ thuật thời Lý như: Chất liệu sa thạch, hình khối nuột nà chắc khỏe, đường nét mềm mại, tinh tế. Dấu vết kỹ thuật tạo tác mang đặc trưng của kỹ thuật thời Lý (thế kỷ XII).

Tượng nửa rồng nửa rắn trong tư thế miệng cắn thân, chân xé mình - 12

Nhiều ý kiến cho rằng pho tượng này mang nhiều đặc điểm và hình dáng của rắn chứ không phải rồng. Bởi rồng là biểu trưng cho các bậc đế vương, thường mang cốt cách cao sang, thiêng liêng và thuần hậu chứ không mấy khi dữ tợn, đặc biệt là thần thái có thể khiến người đời mới thoạt nhìn đã khiếp đảm như pho tượng này.

Tượng nửa rồng nửa rắn trong tư thế miệng cắn thân, chân xé mình - 13

Tổng thể toát lên vẻ phẫn uất, dữ tợn đến cùng cực. Vì vậy nhiều ý kiến cho rằng tượng là hiện thân của Thái sư Lê Văn Thịnh, do một số người dân tạc lên sau khi ông mất để thể hiện nỗi đau đớn xuyên thế kỷ khi ông bị vu oan "hóa hổ giết vua".

Tượng nửa rồng nửa rắn trong tư thế miệng cắn thân, chân xé mình - 14

Bức tượng đầy ẩn ý, đầy tâm sự, ai oán, khác hẳn với những tượng rồng thường thấy dưới thời nhà Lý, nhà Trần… Qua đó dẫn dắt suy nghĩ đến những oan khiên, trái ngang mà Thái sư Lê Văn Thịnh đã phải chịu lúc đương thời.

Tượng nửa rồng nửa rắn trong tư thế miệng cắn thân, chân xé mình - 15

Trong cụm di tích chùa Bảo Tháp - đền Thái sư Lê Văn Thịnh bên cạnh nhiều hiện vật cổ quý giá còn có chiếc khánh đá, bia đá niên đại Cảnh Hưng 32 (1771), chuông đồng đúc năm Minh Mệnh 16 (1835). Trong ảnh là người thủ từ Nguyễn Đình A bên cạnh chiếc khánh đá.