1. Dòng sự kiện:
  2. Thảm họa lũ quét Làng Nủ
  3. Mưa lũ lớn ở miền Bắc

Tự xây nhà, nên hay không?

(Dân trí) - Dĩ nhiên, “tự xây nhà” ở đây không phải là việc bạn đích thân cầm xẻng đào móng hay cầm gạch xây tường... mà là tự mình quyết định những công đoạn như bản vẽ, mua vật liệu xây dựng, kể cả can thiệp vào công việc của chủ thầu… Điều này nên hay không?

Một đồng sợ tốn

Có nhiều lý do mà anh Nguyễn Văn Minh (quận 3 - Tp HCM) quyết định tự xây nhà. Nhưng chủ yếu là lý do tiết kiệm: ngại thuê kiến trúc sư thiết kế bản vẽ vì sợ tốn tiền, tự mua vật liệu xây dựng để được giá tốt nhất, muốn can thiệp giám sát để “đảm bảo” chất lượng và tiến độ xây dựng.
 
Để xử lý khâu bản vẽ, Minh góp nhặt một số mẫu nhà đẹp trên tạp chí. Minh chụp hình những căn nhà ưng ý trên đường đi. Minh vất vả dùng hết khả năng diễn đạt miêu tả cho thợ biết ý tưởng của mình vì không tài nào vẽ được một góc chéo mà Minh “kết model”.
 
Tự xây nhà, nên hay không? - 1

Tới khâu vật liệu xây dựng, Minh chạy đôn chạy đáo khắp các cửa hàng vật liệu xây dựng tha về hàng tá catalogue  rồi căng mắt ra so sánh giá nhưng cuối cùng cũng hết sức hoang mang vì bị rối và thật sự cũng không an tâm trước lựa chọn của mình…

Nhưng điều khiến Minh bận tâm nhất chính là khâu giám sát. Đây cũng là nơi bắt đầu mọi chuyện hỉ, nộ, ái ố... trong quá trình xây nhà của Minh. Minh muốn ngôi nhà mình phải hoàn mỹ, phải đẹp nhất nên muốn cùng giám sát với chủ thầu. Cứ  mỗi ngày 3 buổi: sáng, trưa, chiều Minh đều tranh thủ chạy về công trình “giám sát”.

Đã vậy, do không có một bản vẽ thi công hoàn chỉnh từ đầu, Minh cũng làm chủ thầu nổi cáu không ít lần vì phải đập đi rồi xây lại tấm vách ngăn mà đấu trí mãi Minh vẫn không quyết định được có nên hay không sự tồn tại của nó trong căn nhà mới này.

Minh còn tham gia “góp ý” về mặt chuyên môn như: đổ sàn, xây móng, xách định cỡ sắt… mà kết quả của những sự “góp ý” này là những… cục tức vì Minh luôn luôn là người thua cuộc.

Tổng  kết 2 tuần đầu tiên: Minh phờ phạc, đen nhẻm, sút hết gần 2 kg và nhận 3 lần “nhắc nhở” từ sếp vì dấu hiệu sao nhãng công việc. Còn tình hình xây dựng thì: phải đập vách ngăn 3 lần vì thợ làm không đúng ý do không có bản vẽ, phải  trả lại sắt cộng bù thêm một số tiền không nhỏ vì Minh mua không đúng yêu cầu kỹ thuật.

Đặc biệt, một sự kiện khiến Minh phải nhớ đời cho tới giờ và thay hẳn quan điểm! Nhà của Minh có diện tích xây dựng trên 250 m2 nên bắt buộc phải có bản vẽ thiết kế của kiến trúc sư. Khi cơ quan nhà nước đến kiểm tra, Minh suýt phải đóng thêm một khoản tiền phạt hành chính, may mà họ chỉ bắt tạm dừng thi công để bổ sung giấy tờ.

Thế là Minh phải bắt đầu lại khâu đầu tiên: thuê kiến trúc sư thiết kế!

Cần có những quyết định đúng!

Kiến trúc sư - Kỹ sư Bùi Hữu Phước (công ty xây dựng X.P. ), người trực tiếp thực hiện căn nhà của Minh sau này cho biết: “Cũng dễ thông cảm cho anh Minh, vì chủ nhà ai cũng mong tiết kiệm kinh phí xây dựng, đồng thời muốn chủ động tham gia vào các khâu để giám sát chất lượng cũng như đảm bảo mọi thứ đều theo ý mình.

Tuy nhiên có những vấn đề, đặc biệt là về chuyên môn, chủ nhà nên nhường sân lại cho chuyên gia. Thật là nguy hiểm nếu như chủ nhà tự quyết định các phần liên quan đến kết cấu, chịu lực vì nó ảnh hưởng đến sự an toàn của căn hộ tương lai”.
 
Tự xây nhà, nên hay không? - 2

Người kỹ sư có 15 năm kinh nghiệm này cũng chia sẻ, chủ nhà hoàn toàn không mất đi thế chủ động của mình và có thể tham gia quyết định ở một số khâu nhất định nhưng phải dựa trên việc tìm hiểu thông tin đầy đủ, có khoa học.

Minh đã chiêm nghiệm được khá nhiều điều từ ý tưởng “tự xây nhà của mình”. Càng tìm hiểu về vật liệu, Minh càng thấy hứng thú vì giờ đây với sự tư vấn của nhà thầu, kiến trúc sư và những kiến thức sưu tầm được trên mạng internet, sách báo, Minh hoàn toàn tự tin đưa ra quyết định chọn mua vật liệu đúng đắn.

Minh đã biết rằng chỉ cần một loại xi măng đa dụng là có thể sử dụng cho mọi hạng mục trong căn nhà mới từ bê tông đến xây tô hay lát gạch, làm nền…chứ không cần phải tìm mua nhiều loại xi măng khác nhau như Minh từng nghĩ.

Minh còn biết rằng để chọn được nhãn hiệu xi măng tốt Minh phải tìm hiểu về độ kết dính của xi măng với các vật liệu khác, liệu cường độ của xi măng có ổn định để đảm bảo tường và móng luôn bền chắc hay không? Và đặc biệt xi măng phải đem lại một bề mặt láng mịn khi xây tô để đảm bảo độ thẩm mỹ cho công trình trước khi bắt đầu sơn quét.

Cũng theo cách này, với sự tư vấn của chủ thầu, Minh tiếp tục lựa chọn tìm kiếm thêm nhiều loại vật liệu khác vừa đảm bảo chất lượng vừa ưng ý mình. Căn nhà Minh vẫn còn đang xây nhưng anh đã biết chỉ can thiệp vào những vấn đề thuộc khả năng và cảm thấy rất hài lòng khi được đưa ra những quyết định cho riêng mình và chúng đều là những quyết định đúng!

 Ngọc Quang