"Tôi muốn trở thành lãnh đạo": Cùng CEO Phạm Duy Hiếu khám phá thế giới ngầm dưới lòng đại dương…

Trường Thịnh

(Dân trí) - Bạn có thể thấy quyết định của một nhà lãnh đạo nhưng bạn không nhìn thấy được cách mà nhà lãnh đạo ấy đã tư duy khi ra quyết định.

Bạn có thể nhìn thấy những cơn sóng trên mặt biển, nhưng bạn không nhìn thấy được những dòng chảy ngầm dưới lòng biển…

Nói về lãnh đạo, đa phần chúng ta thường nghĩ đến những cụm từ: "Tố chất lãnh đạo", "Kỹ năng lãnh đạo", "Nghệ thuật lãnh đạo", "Phẩm chất lãnh đạo"… và thường giữ tâm thế dè chừng, e ngại. Bởi vậy, thường làm sếp hay thấy cô đơn, thậm chí là bị… xa lánh!

Nhưng hãy lật giở cuốn sách này với một tâm thế mới vì Tôi muốn trở thành nhà lãnh đạo kể những câu chuyện hoàn toàn khác…

Tôi muốn trở thành lãnh đạo: Cùng CEO Phạm Duy Hiếu khám phá thế giới ngầm dưới lòng đại dương… - 1

Cuốn sách là tập hợp những tình huống thực tế dưới dạng Hỏi - Đáp mà tác giả Phạm Duy Hiếu muốn gửi gắm thông điệp tinh tế về thái độ sống, thái độ làm việc cũng như những góc nhìn hoàn toàn mới về "lãnh đạo". Qua cuốn sách, tác giả muốn mời gọi các độc giả đi sâu vào bên trong cái cách ta tư duy, đi sâu xuống lòng đại dương… để khám phá, để tìm hiểu. Thế giới ấy ẩn chứa nhiều điều bí mật…

Trong Tôi muốn trở thành nhà lãnh đạo, chúng ta dễ dàng bắt gặp những nhà lãnh đạo không ra đời trong các trường lớp, các nhà lãnh đạo trưởng thành do trải nghiệm và vô vàn bài học được đúc kết từ những trải nghiệm ấy. Đọc sách để hiểu rằng: "Ai trong chúng ta cũng có thể trở thành nhà lãnh đạo, theo nhiều cách khác nhau".

Tôi muốn trở thành nhà lãnh đạo mở ra lối tư duy đa chiều trong giải quyết tình huống và là sự kết nối - kết nối những suy nghĩ, câu hỏi về lãnh đạo, về phát triển bản thân đến hành trình của học hỏi, hành động, của trải nghiệm, dấn thân.

Cuốn sách đã truyền cảm hứng, truyền năng lượng tích cực tới mọi đối tượng độc giả và gây ấn tượng mạnh với phần minh họa sinh động, nét vẽ hiện đại của KTS Trịnh Tuyết Mai - vốn là một bạn học của tác giả trong những lớp học thay đổi tư duy và cùng nhau xây dựng chương trình huấn luyện "Giá trị cuộc sống" được nhiều người yêu mến. Những điều mà ngôn từ khó diễn tả đã được thể hiện bằng những hình vẽ, biểu tượng gần gũi giúp bạn đọc cảm nhận chân thực những gì mà một nhà lãnh đạo phải đối mặt và vượt qua.

Tôi muốn trở thành lãnh đạo: Cùng CEO Phạm Duy Hiếu khám phá thế giới ngầm dưới lòng đại dương… - 2

"Một đội quân quyết định đánh một trận lớn. Khi thua trận, người tướng lĩnh đau khổ, khiển trách binh sĩ, quy kết trách nhiệm... thì đội quân tan rã. Nhưng nếu người tướng lĩnh đó biết đứng lên nhận lãnh trách nhiệm, biết động viên đội ngũ, biết rút ra bài học kinh nghiệm thì đội ngũ ấy sẽ ngày càng lớn mạnh".

Hành trình trở thành nhà lãnh đạo nhất định phải là một hành trình của hành động, là hành trình bạn phải thử thách bản thân mình trong muôn vàn tình huống khác nhau.

Với bề dày kinh nghiệm hơn 18 năm trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, tác giả Phạm Duy Hiếu từng được biết đến là CEO trẻ nhất ngành ngân hàng Việt Nam khi trở thành CEO của VietABank và sau đó là ABBank khi mới 34 tuổi. Ông tốt nghiệp Thạc sĩ tài chính, lưu thông tiền tệ và tín dụng, Cử nhân Đại học Ngoại ngữ. Ông từng trải qua vị trí quản lý cấp cao tại các ngân hàng, tổ chức tài chính như: Vietcombank, VietABank, ABBank, Sabeco Fund Management, IPA Investment, Vincom và VNDirect Securities...

Hiện ông là Phó chủ tịch Quỹ Startup Vietnam Foundation (SVF), Chủ tịch VMI - Sáng kiến Cố vấn khởi nghiệp Việt Nam, CEO iValue Holdings. Năm 2014, CEO Phạm Duy Hiếu được trao tặng giải thưởng Sao Đỏ dành cho các doanh nhân trẻ xuất sắc, có nhiều đóng góp trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam.

Một nhà lãnh đạo đích thực đã viết nên cuốn sách phát triển kỹ năng lãnh đạo có hình thức nhỏ xinh mà chứa đựng sức ảnh hưởng bất ngờ bởi tự thân nó là những câu chuyện, tình huống thực tế đang diễn ra mỗi ngày giữa các nhà lãnh đạo và nhân viên của mình.

CEO Phạm Duy Hiếu cho rằng: "Sức mạnh nằm trong tay ai có khả năng khai thác tiềm năng con người". Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 rất cần thiết nhưng con người mới là yếu tố quan trọng nhất trong cuộc cách mạng này. Nếu mỗi nhà lãnh đạo chỉ coi nhân viên là một cái máy, một con robot sẽ bỏ qua nhiều thứ quý giá. Ông chia sẻ sau mỗi ngày làm việc, thường đặt ra và trả lời 3 câu hỏi: Hôm nay mình đã làm được gì? Mình đã học được điều gì? Mình có thể tốt hơn không? Thói quen này giúp ông điều chỉnh được hành vi của mình. Từ đó cải thiện được năng suất và hiệu quả làm việc, làm thay đổi kết quả của tổ chức đang làm việc.

Khi tham gia những buổi tọa đàm với các bạn trẻ, CEO Phạm Duy Hiếu luôn khẳng định rằng một tổ chức muốn thành công, cần chú ý đến việc truyền đam mê cho những người trong tổ chức. Các nhà lãnh đạo cần tạo ra cơ hội cho tất cả đội ngũ được tham gia, đóng góp vào quá trình thay đổi, như vậy mới khơi gợi được niềm đam mê trong họ. Khi thiếu ngọn lửa đam mê, chương trình hành động nào có lớn lao đến đâu cũng khó mà thành công!

Phải chăng vì luôn đốt cháy ngọn lửa nhiệt huyết trong trái tim và cả khối óc nên khi trở thành CEO VietABank năm 34 tuổi và góp phần không nhỏ vào tái cấu trúc ABBank thì vị CEO trẻ nhất ngành ngân hàng lại đột ngột "giã từ vũ khí" khi đang phong độ rực rỡ nhất để khởi nghiệp một lần nữa với SVF. Phạm Duy Hiếu muốn xây dựng một chương trình khởi nghiệp theo cách rất riêng, quy tụ và xây dựng thế hệ doanh nhân tử tế. Bắt đầu bằng mục đích cao quý thì sức sống của những startup sẽ thay đổi tâm thái. Nhiều nhóm đã quyết định thay đổi sau khóa đào tạo về Giá trị cuộc sống của SVF. Tính đến nay, khóa học đã mang lại hạnh phúc cho khoảng 5.000 người Việt

Tại sự kiện Gala chung kết Startup Việt 2020, ông Phạm Duy Hiếu với tư cách Phó chủ tịch Quỹ SVF đã trình bày một chủ đề rất mới mẻ "Đừng đổ lỗi cho Covid-19": "Giá trị của một công ty không phải là sản phẩm, tờ giấy phép kinh doanh, con người... mà là 'lý tưởng', là ngọn cờ mà người founder đã dựng lên. Khi ngọn cờ vẫn còn được phất, công ty vẫn còn. Bản chất của thành công của một công ty nằm ở cái tâm bình an, liều lĩnh, kiên trì và không bỏ cuộc của người lãnh đạo". Bảo toàn năng lượng tích cực, tỉnh táo luôn là yếu tố giúp doanh nghiệp đứng vững trong mọi biến động. "Đón bình minh", "khát vọng" là tinh thần mà nhà lãnh đạo nên có khi quản trị năng lượng. Người lãnh đạo xuất sắc là người quản trị năng lượng tốt, tích cực. Khi có năng lượng tích cực, doanh nghiệp sẽ tránh được bi quan yếu thế.

Với kinh nghiệm thực chiến, tâm thế của người trong cuộc với vô vàn bài học mang hơi thở của thời đại, thay vì đưa ra những khái niệm lý thuyết khô cứng, giáo điều, tác giả Phạm Duy Hiếu đã mang đến cho bạn đọc những tình huống mà người lãnh đạo phải đối mặt và chia sẻ cách thức mà tác giả từng ứng phó.

Tôi muốn trở thành nhà lãnh đạo tập hợp 50 câu hỏi hay nhất, giàu tính thực tiễn nhất. Cuốn sách thực sự hữu ích, vì biết đâu, bạn cũng đang phải đối mặt với những tình huống tương tự và những bài học ấy có thể mang đến cho bạn một vài gợi ý nào đó. Một điều thú vị nữa là tác giả giữ nguyên cách mọi người đã xưng hô để bạn đọc phần nào nắm được bối cảnh của câu hỏi và tự tìm ra câu trả lời phù hợp.

Nội dung được giới thiệu bởi Công ty cổ phần sách Alpha Books.

Alpha Books | Công ty Cổ phần Sách Alpha

Knowledge is power - Tri thức là sức mạnh

Được biết đến là một trong những thương hiệu sách đi đầu về dòng sách quản trị kinh doanh/ phát triển kỹ năng trong ngành xuất bản với các cuốn sách hướng dẫn khởi nghiệp, các bài học, phương pháp và kinh nghiệm quản trị của các chuyên gia, các hãng và tập đoàn nổi tiếng trên thế giới. Nổi bật với các cuốn sách: HBR Onpoint, Quốc gia khởi nghiệp, Trí tuệ Do Thái, Phi lý trí, Tư duy nhanh và chậm, Tiểu sử Steve Jobs, Thiên nga đen, Chiến lược đại dương xanh, Phù thủy sàn chứng khoán,..

Sau 16 năm hình thành và phát triển, Alpha Books đang từng bước khẳng định tên tuổi của mình, đặc biệt đối với các thế hệ doanh nhân, nhà quản lý và những người trẻ luôn khát khao xây dựng sự nghiệp thành công.