DMagazine
 

(Dân trí) - Việc xén dải phân cách đường này nhằm tăng diện tích lòng đường khu vực đường vành đai 3 phía dưới tại nút giao Giải Phóng - Ngọc Hồi, giảm tình trạng ùn tắc giao thông khu vực cửa ngõ phía nam Hà Nội.

Toàn cảnh xén dải phân cách đường vành đai 3 nút giao Giải Phóng - Ngọc Hồi - 1

Xén dải phân cách đường giúp cải thiện ùn tắc giao thông

Hiện nay, Sở Giao thông - Vận tải Hà Nội đang tiếp tục rà soát, nghiên cứu xén hè, dải phân cách giữa tại một số tuyến đường có đủ khả năng mở rộng, để báo cáo thành phố xem xét quyết định. Trước mắt dự kiến sẽ triển khai một số dự án gồm: Mở rộng đường Lê Quang Đạo - Lê Đức Thọ (quận Nam Từ Liêm); xén mở rộng đường gom Đại lộ Thăng Long đoạn từ cầu vượt Mễ Trì đến cầu vượt Phú Đô (quận Nam Từ Liêm); tổ chức giao thông nút giao đường Vành đai 3 dưới thấp với đường Giải Phóng - Ngọc Hồi và bổ sung làn đường từ đường Vành đai 3 dưới thấp rẽ phải vào đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ.

Hà Nội xén dải phân cách đường vành đai 3 phía dưới, nút giao đường Giải Phóng - Ngọc Hồi

Theo Ban quản lý dự án, Tổ chức giao thông nút giao đường Vành đai 3 dưới thấp với đường Giải Phóng - Ngọc Hồi và bổ sung làn đường từ đường Vành đai 3 dưới thấp rẽ phải vào đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ, nút giao thông đường Giải Phóng - Đường vành đai 3 dưới thấp là nơi lưu thông của nhiều tuyến đường vận tải huyết mạch, đông đúc. Đây là nơi thường xuyên xảy ra ùn tắc, nhất là hướng từ Pháp Vân đi Văn Điển.

Toàn cảnh xén dải phân cách đường vành đai 3 nút giao Giải Phóng - Ngọc Hồi - 2
Toàn cảnh xén dải phân cách đường vành đai 3 nút giao Giải Phóng - Ngọc Hồi - 3
Toàn cảnh xén dải phân cách đường vành đai 3 nút giao Giải Phóng - Ngọc Hồi - 4
Toàn cảnh xén dải phân cách đường vành đai 3 nút giao Giải Phóng - Ngọc Hồi - 5

Tại nút giao từ đường vành đai 3 dưới thấp rẽ phải đi Pháp Vân - Cầu Giẽ chưa có làn rẽ phải, nhập làn vào đường cao tốc. Mặt khác, lưu lượng xe khách, xe tải vận hành lớn nên thường xuyên xảy ra ùn tắc giao thông.

Do vậy, việc triển khai dự án là hết sức cần thiết và cấp bách. Dự án sau khi hoàn thành sẽ góp phần thực hiện các giải pháp kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông trên tuyến và trong khu vực nút giao thông phía Nam.

Về quy mô đầu tư dự án xén dải phân cách này, Ban quản lý dự án cho biết thêm, phần mặt cắt ngang sẽ mở rộng từ 2-2,3m lòng đường. Chiều dải xén từ nút Giải Phóng đến ngã ba Bùi Huy Bích sẽ là 318m. Đồng thời việc xén dải phân cách này sẽ mở thêm làn đường rẽ phải từ đường vành đai 3 dưới thấp vào cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ.

Mặt cắt trung bình từ 4m-6,25m. Chiều dài 140m và xén tạo kết nối vào đường rẽ. Lần thi công này, đơn vị thi công sẽ thi công hệ thống thoát nước, chiếu sáng, hộ lan, sơn kẻ tổ chức giao thông đồng bộ.

Toàn cảnh xén dải phân cách đường vành đai 3 nút giao Giải Phóng - Ngọc Hồi - 6
Toàn cảnh xén dải phân cách đường vành đai 3 nút giao Giải Phóng - Ngọc Hồi - 7
Toàn cảnh xén dải phân cách đường vành đai 3 nút giao Giải Phóng - Ngọc Hồi - 8
Toàn cảnh xén dải phân cách đường vành đai 3 nút giao Giải Phóng - Ngọc Hồi - 9
Toàn cảnh xén dải phân cách đường vành đai 3 nút giao Giải Phóng - Ngọc Hồi - 10

Các công việc khác được thực hiện như cào, bóc, thảm chỉnh trang lại mặt đường cũ tại đường vành đai 3 gần nút Ngọc Hồi - Giải Phóng và nút giao thông Trần Thủ Độ có diện tích: 8.651m2.

Dự án Tổ chức giao thông nút giao đường Vành đai 3 dưới thấp với đường Giải Phóng - Ngọc Hồi và bổ sung làn đường từ đường Vành đai 3 dưới thấp rẽ phải vào đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ khởi công vào ngày 26/5 và dự kiến sẽ hoàn thành vào ngày 26/9/2019.

Toàn cảnh xén dải phân cách đường vành đai 3 nút giao Giải Phóng - Ngọc Hồi - 11
Toàn cảnh xén dải phân cách đường vành đai 3 nút giao Giải Phóng - Ngọc Hồi - 12
Toàn cảnh xén dải phân cách đường vành đai 3 nút giao Giải Phóng - Ngọc Hồi - 13
Toàn cảnh xén dải phân cách đường vành đai 3 nút giao Giải Phóng - Ngọc Hồi - 14
Toàn cảnh xén dải phân cách đường vành đai 3 nút giao Giải Phóng - Ngọc Hồi - 15

Thực hiện đồng bộ trên nhiều tuyến đường

Ngay trong những ngày đầu năm 2019, Sở Giao thông - Vận tải Hà Nội đã triển khai dự án xén hè mở rộng đường Láng (đoạn từ Cầu Giấy đến Ngã Tư Sở) với chiều dài khoảng 4km. Hàng trăm công nhân cùng các loại máy móc thi công xuyên đêm nhằm kịp hoàn thành và đưa vào khai thác dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019, góp phần tăng năng lực thông hành của phương tiện, giảm ùn tắc giao thông cho tuyến đường Vành đai 2.

Sau khi vỉa hè bên phải tuyến từ Cầu Giấy đến Ngã Tư Sở được thu lại, mặt đường đã mở rộng thêm trung bình 3,5m; cùng với đó, một tuyến đường rộng 4m dành cho người đi bộ, đi xe đạp được làm mới, có lan can kiên cố đặt trên tường bê tông cốt thép sát bờ sông Tô Lịch.

Đường Láng (đoạn từ Cầu Giấy đến Ngã Tư Sở) chỉ là một trong những dự án xén hè, dải phân cách để mở rộng lòng đường trên địa bàn thành phố vừa được triển khai và phát huy hiệu quả. Trước đó, giai đoạn năm 2016-2017, trước việc phương tiện giao thông ngày càng gia tăng, ùn tắc diễn biến phức tạp, Sở Giao thông - Vận tải Hà Nội đã có báo cáo và được UBND thành phố chấp thuận cho phép triển khai dự án cải tạo, chỉnh trang tuyến đường Trần Duy Hưng đoạn từ nút giao Trần Duy Hưng - Hoàng Minh Giám - Nguyễn Chánh đến chân cầu vượt Nguyễn Chí Thanh. Tại đây, dải phân cách giữa được xén một phần để mở rộng thêm 2 làn xe mỗi bên, nhằm đồng bộ mặt cắt 5 làn mỗi bên trên toàn tuyến đường Trần Duy Hưng.

Từ hiệu quả thực tế của dự án đầu tiên này, đến nay, ngoài dự án đường Láng (đoạn từ Cầu Giấy đến Ngã Tư Sở), Sở Giao thông - Vận tải đã thực hiện dự án xén dải phân cách mở rộng mặt đường Nguyễn Chí Thanh (đoạn từ nút giao đường Láng đến nút giao Đê La Thành) kết hợp chỉnh trang cây cảnh, thảm cỏ trên dải phân cách đường Trần Duy Hưng - Nguyễn Chí Thanh; xén dải phân cách mở rộng mặt đường Khuất Duy Tiến (quận Thanh Xuân); xén dải phân cách mở rộng mặt đường Nghiêm Xuân Yêm - Nguyễn Xiển; xén dải phân cách mở rộng mặt đường Phạm Hùng (quận Nam Từ Liêm); xén vỉa hè mở rộng mặt đường Phạm Ngọc Thạch (quận Đống Đa).

Đây đều là các tuyến đường có lưu lượng người và phương tiện tham gia giao thông rất cao, thường xuyên xảy ra ùn tắc. Cho đến nay, sau khi đưa vào khai thác, tình trạng ùn tắc tại các tuyến đường này đã giảm đáng kể, cảnh quan đô thị được bảo đảm. 

Ông Ngô Mạnh Tuấn, Phó Giám đốc Sở Giao thông - Vận tải Hà Nội cho biết, cùng với sự tăng dân số cơ học trên địa bàn Thủ đô là sự gia tăng không ngừng các phương tiện giao thông cá nhân, dẫn đến tình trạng quá tải trên một số tuyến đường. Để khắc phục thực tế trên, Sở đã triển khai đồng bộ các giải pháp, như phân luồng giao thông; tuyên truyền vận động nhân dân hạn chế sử dụng phương tiện giao thông cá nhân; tăng cường phương tiện vận tải hành khách công cộng, mở mới các tuyến buýt… Trong đó, giải pháp xén hè, thu hẹp dải phân cách giữa một số tuyến đường đã giải quyết kịp thời tình trạng quá tải phương tiện, ùn tắc giao thông. Sau khi các dự án hoàn thành, các đơn vị chức năng đồng thời tăng cường kiểm tra, xử lý mọi trường hợp vi phạm, đi sai làn đường, qua đó góp phần nâng cao ý thức của người tham gia giao thông.

Trần Thanh