PhotoStory

Thực trạng giao thông Hà Nội và những vấn đề bất cập cần lời giải

Thực hiện: Tiến Tuấn

(Dân trí) - Lượng phương tiện tăng quá nhanh trong khi cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng kịp, ý thức của người dân khi đi đường và doanh nghiệp vận tải chưa cao khiến giao thông Hà Nội nhiều năm qua chưa được cải thiện.

Thực trạng giao thông Hà Nội và những vấn đề bất cập cần lời giải - 1

Theo Sở GTVT Hà Nội, 10 năm qua đã có 36 điểm ùn tắc giao thông được "xóa sổ". Tính đến tháng 8 năm nay, Hà Nội vẫn còn hơn 30 điểm ùn tắc giao thông nghiêm trọng tại các tuyến đường như: Nguyễn Trãi, Tố Hữu - Lê Văn Lương... (Ảnh: Hữu Nghị).

Thực trạng giao thông Hà Nội và những vấn đề bất cập cần lời giải - 2

Hiện trên một số tuyến đường chính, trục đường xuyên tâm như Cầu Giấy - Xuân Thủy - Hồ Tùng Mậu, Trường Chinh - Đại La - Minh Khai, Kim Mã… còn xảy ra tình trạng phương tiện di chuyển khó khăn vào khung giờ cao điểm; tình trạng ùn tắc giao thông trên một số tuyến đường vào nội đô, cửa ngõ ra vào thành phố còn tiềm ẩn diễn biến phức tạp, đặc biệt là trong các khung giờ cao điểm, các dịp lễ, tết (Ảnh: Hữu Nghị).

Xem thêm: Những "điểm đen" ùn tắc 10 năm chưa thể xóa sổ ở Hà Nội

Thực trạng giao thông Hà Nội và những vấn đề bất cập cần lời giải - 3

Về nguyên nhân của thực trạng ùn tắc nêu trên, Sở GTVT Hà Nội nhận định là do số lượng phương tiện giao thông tăng quá nhanh, trong khi cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng kịp, khiến tình trạng ùn tắc xảy ra trên một số tuyến đường như Đại lộ Thăng Long - Trần Duy Hưng, Tố Hữu - Lê Văn Lương, Trần Phú - Nguyễn Trãi… (Ảnh: Hữu Nghị).

Thực trạng giao thông Hà Nội và những vấn đề bất cập cần lời giải - 4

Ngoài ra, nguyên nhân còn do ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận người dân và doanh nghiệp vận tải chưa cao. Báo Dân trí từng thực hiện khảo sát năm 2021, trong một nhịp đèn tín hiệu giao thông (khoảng hơn 90 giây) tại ngã tư Nguyễn Khang - Trần Duy Hưng, đã có 87 phương tiện xe máy và ôtô vượt đèn đỏ (Ảnh: Cắt lại từ video).

Xem thêm: 87 xe gắn máy, ôtô vượt đèn đỏ trong chưa đầy 2 phút tại một ngã tư Hà Nội

Thực trạng giao thông Hà Nội và những vấn đề bất cập cần lời giải - 5

Đường phố Hà Nội vẫn ghi nhận nhiều trường hợp người điều khiển phương tiện giao thông chở hàng cồng kềnh, lạng lách gây nguy hiểm các phương tiện khác, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn (Ảnh: Hữu Nghị).

Xem thêm: Xe ba gác, tự chế chở sắt dài nguy hiểm tung hoành trên đường phố Hà Nội

Thực trạng giao thông Hà Nội và những vấn đề bất cập cần lời giải - 6

Nhiều đợt ra quân kiểm tra nồng độ cồn, xử lý "ma men" lái xe khi đã sử dụng rượu bia nhưng không thể xử lý dứt điểm được tình trạng nêu trên, chế tài xử phạt dường như chưa đủ nặng (Ảnh: Quân Đỗ).

Xem thêm: Nhiều ma men "bỏ của chạy lấy người" khi bị CSGT xử lý vi phạm nồng độ cồn

Thực trạng giao thông Hà Nội và những vấn đề bất cập cần lời giải - 7

Nhiều va chạm giao thông dù nhỏ từ nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan cũng khiến cả tuyến đường dài hàng kilomet ùn tắc kéo dài, thậm chí dẫn đến những tai nạn đáng tiếc gây thiệt hại về cả người và tài sản (Ảnh: Hữu Nghị).

Thực trạng giao thông Hà Nội và những vấn đề bất cập cần lời giải - 8
Thực trạng giao thông Hà Nội và những vấn đề bất cập cần lời giải - 9

Ý thức người tham gia giao thông được coi là một phần của nguyên nhân khiến giao thông tại Hà Nội chưa được cải thiện. Hình ảnh lái xe vi phạm việc dừng đỗ xe tràn lan khắp nơi, không nhường đường và thậm chí "cướp" đường ưu tiên của người đi bộ (Ảnh: Mạnh Quân).

Xem thêm: Người đi bộ bị "cướp" làn ưu tiên, văn hóa nhường đường của lái xe ở đâu?

Thực trạng giao thông Hà Nội và những vấn đề bất cập cần lời giải - 10

Thực trạng người đi bộ trèo dải phân cách cứng, sang đường tùy tiện không đúng vạch giao thông diễn ra phổ biến, trong khi nhiều cầu vượt bộ và hầm chui ở Hà Nội bị người dân "ngó lơ" không sử dụng.

Xem thêm: Cảnh người đi bộ sang đường tùy tiện, cầu vượt và hầm chui bị lãng quên

Thực trạng giao thông Hà Nội và những vấn đề bất cập cần lời giải - 11
Thực trạng giao thông Hà Nội và những vấn đề bất cập cần lời giải - 12

Tại Hà Nội, người dân đã quá quen với việc "cứ mưa là ngập" và giao thông Hà Nội không tránh khỏi việc ùn tắc cục bộ tại các tuyến phố, khu vực bị ngập sâu (Ảnh: Tiến Tuấn).

Xem thêm: Giao thông ùn tắc kinh hoàng kéo dài 2km do mưa ngập ở Hà Nội

Thực trạng giao thông Hà Nội và những vấn đề bất cập cần lời giải - 13

Hình ảnh những hàng xe nối dài hàng kilomet mỗi khi Hà Nội có mưa đã quá quen thuộc với người tham gia giao thông ở Thủ đô (Ảnh: Mạnh Quân).

Xem thêm: Mưa lớn do ảnh hưởng bão số 2: Giao thông Hà Nội tê liệt, ùn tắc kéo dài

Thực trạng giao thông Hà Nội và những vấn đề bất cập cần lời giải - 14
Thực trạng giao thông Hà Nội và những vấn đề bất cập cần lời giải - 15

Giao thông trên một số tuyến đường lớn của Hà Nội cũng bị ảnh hưởng bởi việc rào đường do các công trình xây dựng, công trình giao thông đang triển khai. Đặc biệt là những công trình chậm tiến độ nhiều năm, rào chắn tồn tại nhiều năm, thu hẹp lòng đường (Ảnh: Hữu Nghị).

Thực trạng giao thông Hà Nội và những vấn đề bất cập cần lời giải - 16

Nhiều giải pháp đã được đưa ra, một số sáng kiến được áp dụng nhưng đều không được người tham gia giao thông hưởng ứng hoặc thiếu hiệu quả. Cách đây nhiều năm, sáng kiến về việc tạo dòng lưu thông không dừng đã xóa bỏ hàng loạt nút giao đèn tín hiệu trên đường Láng, tạo mới các điểm quay đầu xe. Giờ đây, một số nút giao ngã 3 đã khôi phục trở lại và sử dụng đèn tín hiệu giao thông như Láng - cầu Mới Yên Hòa, Láng - cầu 361... (Ảnh: Hữu Nghị).

Thực trạng giao thông Hà Nội và những vấn đề bất cập cần lời giải - 17

Tuyến buýt nhanh BRT được coi là một giải pháp giúp hạn chế phương tiện cá nhân, khuyến khích người dân sử dụng phương tiện công cộng nhưng cũng đang gặp khó trong thời gian qua. Việc ưu tiên riêng một làn xe trong khi mật độ phương tiện quá lớn khiến các làn còn lại thêm chật chội. Bất đắc dĩ, ôtô và xe máy chen làn buýt BRT, vậy là tuyến buýt này ùn tắc và không còn "nhanh" như tên gọi nữa (Ảnh: Tiến Tuấn).

Xem thêm: BRT sau 6 năm hoạt động: "Đói" khách, bị các phương tiện khác "chèn ép"

Thực trạng giao thông Hà Nội và những vấn đề bất cập cần lời giải - 18

Nút giao cầu vượt Ngã Tư Sở - Láng - Trường Chinh cũng đã có giải pháp phân làn di chuyển, quay đầu xe phù hợp để giảm ùn tắc trong thời gian qua. Tuy nhiên, mỗi khi vắng lực lượng CSGT và TTGT là người dân lại bất chấp quy định, phi xe ngược chiều vào đường cấm, cắt ngang làn ưu tiên để đi tắt (Ảnh: Minh Hoàng).

Xem thêm: Vắng CSGT, hàng nghìn xe đi ngược chiều, vượt rào chắn phân luồng ở Hà Nội

Thực trạng giao thông Hà Nội và những vấn đề bất cập cần lời giải - 19

Mới đây nhất, đường Nguyễn Trãi (đoạn từ hầm chui Thanh Xuân tới cầu vượt Ngã Tư Sở) được Sở GTVT Hà Nội thí điểm phân làn xe máy và ôtô bằng dải phân cách cứng. Tuy nhiên, theo ghi nhận suốt một tháng qua, người điều khiển phương tiện giao thông vẫn đi khá lộn xộn, không tuân thủ theo biển báo, hướng dẫn (Ảnh: Quân Đỗ).

Xem thêm: Trong 1 phút có 142 phương tiện đi sai làn trên đường Nguyễn Trãi

Chương trình Sáng kiến An toàn giao thông Việt Nam 2022 do Cục Cảnh sát Giao thông, Báo điện tử Dân trí và Toyota Việt Nam phối hợp thực hiện. Chương trình được phát động với mục đích nâng cao ý thức của người dân khi tham gia giao thông, tìm kiếm những ý tưởng, sản phẩm sáng tạo để đưa tình trạng giao thông Việt Nam dần ổn định hơn và giúp người tham gia giao thông hiểu đúng luật, tham gia giao thông an toàn, văn minh hơn.

Đồng hành cùng Chương trình Sáng kiến An toàn giao thông Việt Nam có đơn vị tài trợ chính Công ty Ô tô Toyota Việt Nam , đơn vị tài trợ  Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam.

Để biết thêm thông tin chi tiết về Chương trình cũng như thể lệ tham gia Cuộc thi, vui lòng truy cập website của chương trình tại https://sangkienatgt.dantri.com.vn