1. Dòng sự kiện:
  2. Thành phố Thủ Đức
  3. Máy bay quân sự rơi ở Bình Định

Hà Tĩnh:

Theo người dân mang “hương vị núi rừng” về gói bánh chưng Tết

(Dân trí) - Những ngày giáp Tết, hàng trăm người dân ở huyện miền núi Vũ Quang (Hà Tĩnh) đổ xô vào rừng hái lá dong đem về gói bánh chưng. Để mang được “hương vị núi rừng” về trong mâm Tết cổ truyền, những người dân ở đây phải đi bộ quãng đường khá xa, băng qua nhiều ngọn đồi, khe suối.

Theo chân những người dân đi hái lá dong rừng

Hàng năm cứ vào dịp giữa tháng Chạp, tại nhiều điểm chợ ở Hà Tĩnh đã có người bày bán lá dong, những gia đình miền xuôi hoặc không có điều kiện đi lấy lá dong đã bắt đầu mua về bảo quản chờ gói bánh chưng ngày giáp Tết. Lá dong bày bán ở chợ có thể được người đi rừng hái về cũng có nhiều gia đình lấy từ vườn nhà.
Hàng năm cứ vào dịp giữa tháng Chạp, tại nhiều điểm chợ ở Hà Tĩnh đã có người bày bán lá dong, những gia đình miền xuôi hoặc không có điều kiện đi lấy lá dong đã bắt đầu mua về bảo quản chờ gói bánh chưng ngày giáp Tết. Lá dong bày bán ở chợ có thể được người đi rừng hái về cũng có nhiều gia đình lấy từ vườn nhà.

Còn đối với nhiều người dân ở huyện miền núi Vũ Quang (Hà Tĩnh), thời điểm trên cũng là lúc nhiều gia đình rủ nhau vào những cánh rừng già ở dãy Trường Sơn để mang hương vị Tết về nhà.
Còn đối với nhiều người dân ở huyện miền núi Vũ Quang (Hà Tĩnh), thời điểm trên cũng là lúc nhiều gia đình rủ nhau vào những cánh rừng già ở dãy Trường Sơn để mang "hương vị Tết" về nhà.

Để lấy được những chiếc lá ưng ý, họ phải đi bộ ít nhất 3km, băng qua nhiều khe suối gập ghềnh. Đặc biệt vào những ngày cuối năm thời tiết lạnh cóng, ẩm ướt, vắt núi rất nhiều, chỉ một chút sơ hở sẽ bị chúng bám vào người hút đầy bụng máu.
Để lấy được những chiếc lá ưng ý, họ phải đi bộ ít nhất 3km, băng qua nhiều khe suối gập ghềnh. Đặc biệt vào những ngày cuối năm thời tiết lạnh cóng, ẩm ướt, vắt núi rất nhiều, chỉ một chút sơ hở sẽ bị chúng bám vào người hút đầy bụng máu.


Như mọi cái Tết khác, vào ngày 25/12 Âm lịch năm nay, bà Phạm Thị Cương (trú tại xã Hương Quang, huyện Vũ Quang) cùng rủ thêm những người hàng xóm vào rừng từ sáng sớm để hái lá dong về phục vụ cho công việc gói bánh chưng của gia đình.

Như mọi cái Tết khác, vào ngày 25/12 Âm lịch năm nay, bà Phạm Thị Cương (trú tại xã Hương Quang, huyện Vũ Quang) cùng rủ thêm những người hàng xóm vào rừng từ sáng sớm để hái lá dong về phục vụ cho công việc gói bánh chưng của gia đình.


Mất hơn 2 giờ đồng hồ, bà Cương và những người dân trên mới đến được điểm hái lá là giữa lưng chừng núi Mồng Gà hùng vĩ. Cả một rừng lá dong xanh mướt một màu mọc chen nhau dọc khe suối, dưới tán rừng già cổ thụ. Lá dong thường mọc ở những nơi ẩm ướt, đặc biệt các khe nước, càng những chỗ độ ẩm cao lá dong lại càng xanh và to.

Mất hơn 2 giờ đồng hồ, bà Cương và những người dân trên mới đến được điểm hái lá là giữa lưng chừng núi Mồng Gà hùng vĩ. Cả một rừng lá dong xanh mướt một màu mọc chen nhau dọc khe suối, dưới tán rừng già cổ thụ. Lá dong thường mọc ở những nơi ẩm ướt, đặc biệt các khe nước, càng những chỗ độ ẩm cao lá dong lại càng xanh và to.


Năm nay do người đi hái lá dong nhiều, thời điểm này chúng tôi đi là khá muộn nên phải đi xa hơn, khó lấy hơn. Mặc dù lá dong họ bán rất nhiều ở chợ, việc vào rừng lấy khá vất vả nhưng từ bao đời nay gia đình chúng tôi đều tự vào rừng lấy lá dong như thế này, nó mang lại cho gia đình tôi một cái Tết ý nghĩa hơn.

"Năm nay do người đi hái lá dong nhiều, thời điểm này chúng tôi đi là khá muộn nên phải đi xa hơn, khó lấy hơn. Mặc dù lá dong họ bán rất nhiều ở chợ, việc vào rừng lấy khá vất vả nhưng từ bao đời nay gia đình chúng tôi đều tự vào rừng lấy lá dong như thế này, nó mang lại cho gia đình tôi một cái Tết ý nghĩa hơn".

Hái lá dong không ảnh hưởng gì đến môi trường rừng, thậm chí do được chặt tỉa thường xuyên, cây lá còn phát triển nhanh và tốt hơn. Để chọn được những chiếc lá ưng ý cũng đòi hỏi sự khéo léo của người đi rừng, vừa đảm bảo chiếc lá đẹp, vừa không làm ảnh hưởng đến những chiếc lá non để chờ mùa năm tới.
Hái lá dong không ảnh hưởng gì đến môi trường rừng, thậm chí do được chặt tỉa thường xuyên, cây lá còn phát triển nhanh và tốt hơn. Để chọn được những chiếc lá ưng ý cũng đòi hỏi sự khéo léo của người đi rừng, vừa đảm bảo chiếc lá đẹp, vừa không làm ảnh hưởng đến những chiếc lá non để chờ mùa năm tới.


Cũng theo những người dân nơi đây, lá dong rừng thường có màu xanh đậm, khi gói bánh sẽ có màu xanh hơn, vị thơm hơn lá dong được trông ở vườn. Mất khoảng 2 tiếng đồng hồ trong rừng, bà Cương và những người dân khác đã lấy đủ số lượng lá cho mỗi gia đình (khoảng mỗi người lấy 200 lá).

Cũng theo những người dân nơi đây, lá dong rừng thường có màu xanh đậm, khi gói bánh sẽ có màu xanh hơn, vị thơm hơn lá dong được trông ở vườn. Mất khoảng 2 tiếng đồng hồ trong rừng, bà Cương và những người dân khác đã lấy đủ số lượng lá cho mỗi gia đình (khoảng mỗi người lấy 200 lá).

Công việc của họ sau đó là tập kết lá dong lại và lựa chọn những chiếc lá lành lặn, buộc lại cẩn thận thành từng bó để mang về.
Công việc của họ sau đó là tập kết lá dong lại và lựa chọn những chiếc lá lành lặn, buộc lại cẩn thận thành từng bó để mang về.


Bình thường nếu có nhiều tôi sẽ đem một ít ra chợ bán để kiếm thêm thu nhập, còn lại để dùng. Nhưng năm nay người dân vào rừng lấy nhiều nên lá dong cũng ít đi. Số lá chúng tôi hôm nay lấy được chỉ đủ dùng cho gia đình trong dịp Tết này. Lá dong rừng mà chúng tôi hôm nay vào rừng lấy sẽ mang hương vị Tết sẽ nồng nàn hơn ra chợ mua chú à - bà Cương chia sẻ.

"Bình thường nếu có nhiều tôi sẽ đem một ít ra chợ bán để kiếm thêm thu nhập, còn lại để dùng. Nhưng năm nay người dân vào rừng lấy nhiều nên lá dong cũng ít đi. Số lá chúng tôi hôm nay lấy được chỉ đủ dùng cho gia đình trong dịp Tết này. Lá dong rừng mà chúng tôi hôm nay vào rừng lấy sẽ mang hương vị Tết sẽ nồng nàn hơn ra chợ mua chú à" - bà Cương chia sẻ.

Tiến Hiệp - Hà Phương

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm