1. Dòng sự kiện:
  2. Metro số 1 TPHCM
  3. Phóng hỏa quán cà phê làm 11 người chết

Sự cố môi trường và mất mùa ảnh hưởng trầm trọng đến kinh tế Hà Tĩnh

(Dân trí) - Hà Tĩnh triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2017 trong điều kiện nhiều khó khăn, thách thức như thời tiết diễn biến phức tạp, thị trường nhiều biến động, đặc biệt sự cố môi trường và mất mùa lúa vụ đông xuân 2017 đã ảnh hưởng trầm trọng đến nền kinh tế của tỉnh…

Sáng nay (13/7), HĐND tỉnh Hà Tĩnh khóa XVII tiến hành khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 4
Sáng nay (13/7), HĐND tỉnh Hà Tĩnh khóa XVII tiến hành khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 4

Sáng nay (13/7), HĐND tỉnh Hà Tĩnh khóa XVII tiến hành khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 4.

Mở đầu bản báo cáo tại kỳ họp, Phó Chủ tịch tỉnh Đặng Quốc Vinh nhấn mạnh: “Sự cố môi trường để lại hậu quả nặng nề, thời tiết diễn biến phức tạp, thị trường nhiều biến động, an ninh trật tự tiềm ẩn nguy cơ mất ổn định tình hình, ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển...”

Theo báo cáo tại kỳ họp thì 6 tháng đầu năm 2017, tăng trưởng kinh tế (GRDP) đạt 5,16%, kim ngạch xuất khẩu 123,33 triệu USD, đạt 43,3% kế hoạch, tổng thu ngân sách 3.740tỷ đồng, đạt 49% dự toán, tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội 14.670 tỷ đồng, đạt 42% kế hoạch, sản lượng lương thực đạt 25,7 vạn tấn (kế hoạch năm 51 vạn tấn), thành lập mới 492 doanh nghiệp, đạt 49,2% kế hoạch, tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 79,5% (chỉ tiêu cả năm 84%), tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi còn 12% (đạt chỉ tiêu cả năm), giải quyết việc làm mới cho 10.660 người, đạt 48,45% kế hoạch.

Đến nay Hà Tĩnh đã cơ bản hoàn thành công tác bồi thường với 56.000 đối tượng bị ảnh hưởng, tổng kinh phí bồi thường, hỗ trợ thiệt hại được phê duyệt 1.598,8 tỷ đồng; UBND các huyện, thành phố thị xã đã chi trả 1.350,4 tỷ đồng.

Công ty Formosa hiện đã khắc phục 52/53 lỗi, đầu tư trên 343 triệu USD xây dựng, lắp đặt công trình xử lý chất thải, giám sát môi trường; hoàn thành 4 hồ sự cố và 2 bể chỉ thị sinh học nuôi cá, bảo đảm ứng phó được các sự cố nước thải để phục vụ vận hành lò cao số 1.

Về công tác thanh tra, tư pháp, phòng chống tham nhũng, lãng phí, đối ngoại, Hà Tĩnh đã triển khai 261 cuộc thanh tra, kiểm tra tại 2.053 tổ chức, cá nhân; phát hiện 535 tổ chức, cá nhân vi phạm; phát hiện sai phạm gần 12 tỷ đồng, kiến nghị thu hồi về ngân sách hơn 5 tỷ đồng, cắt giảm hơn 7,5 tỷ đồng; xử phạt vi phạm hành chính 306 trường hợp, với số tiền hơn 1 tỷ đồng.

Báo cáo cũng nêu lên những tồn tại như: Nông nghiệp mất mùa, lúa bị nhiễm đạo ôn cổ bông trên diện rộng, đặc biệt diện tích lúa Thiên Ưu 8 bị nhiễm bệnh 20.271 ha, chiếm 35% tổng diện tích, làm giảm 8,6 vạn tấn lương thực; chăn nuôi lợn thiệt hại lớn, giá bán giảm mạnh xuống dưới giá thành sản xuất, dư thừa nguồn cung trên cả nước.

Nợ thuế có xu hướng tăng cả về đối tượng và tiền thuế, công tác thu nợ thuế gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng kết quả thu ngân sách.

Hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đang còn khó khăn, nhất là khu vực tư nhân, tỷ lệ doanh nghiệp có thuế phát sinh đạt thấp, tổng doanh thu giảm so với cùng kỳ. Các dự án đầu tư triển khai còn chậm.

Quản lý tài nguyên môi trường vẫn còn nhiều tồn tại hạn chế. Tình trạng khai thác cát lòng sông và đất tận thu trái phép, rác thải và chăn nuôi ô nhiễm môi trường gây bức xúc dư luận...

Tại báo cáo kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm 2017, Phó Chủ tịch tỉnh Đặng Quốc Vinh nhấn mạnh: “Sự cố môi trường để lại hậu quả nặng nề, thời tiết diễn biến phức tạp, thị trường nhiều biến động, an ninh trật tự tiềm ẩn nguy cơ mất ổn định tình hình, ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển...”
Tại báo cáo kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm 2017, Phó Chủ tịch tỉnh Đặng Quốc Vinh nhấn mạnh: “Sự cố môi trường để lại hậu quả nặng nề, thời tiết diễn biến phức tạp, thị trường nhiều biến động, an ninh trật tự tiềm ẩn nguy cơ mất ổn định tình hình, ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển...”

Trong 6 tháng cuối năm 2017, Hà Tĩnh tiếp tục đẩy mạnh phát triển, thực hiện đồng bộ các mục tiêu đề ra trong mọi lĩnh lực.

Cụ thể, tiếp tục bảo đảm tăng trưởng cao khu vực công nghiệp: Trọng tâm là ngành công nghiệp chế biến chế tạo và sản xuất phân phối điện, nhất là các sản phẩm chiếm tỷ trọng lớn và đang có tăng trưởng cao như điện và thép

Thực hiện đồng bộ các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng các ngành thương mại dịch vụ. Tập trung tuyên truyền quảng bá du lịch, đẩy nhanh chuyển đổi mô hình và nâng cao hiệu quả hoạt động các chợ, triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại, kích cầu tiêu dùng, bảo đảm nguồn cung ứng hàng hóa cuối năm, tăng cường quản lý thị trường, an toàn vệ sinh thực phẩm.

Về sản xuất nông nghiệp: Tổ chức rà soát, đánh giá toàn diện quy hoạch, kế hoạch, đề án phát triển các sản phẩm nông nghiệp, nhất là chăn nuôi lợn, bò, cây ăn quả, nuôi tôm, rau củ quả... để kịp thời điều chỉnh, bổ sung theo hướng linh hoạt về quy mô, đa dạng loại hình sản phẩm, hạn chế các tác động tiêu cực đến môi trường; bảo đảm nguyên tắc quy hoạch và sản xuất phải gắn với thị trường, theo tín hiệu thị trường.

Chú trọng xúc tiến đầu tư vào nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao, chế biến nông sản; tìm kiếm thị trường tiêu thụ, xuất khẩu nông sản, sản phẩm nông nghiệp chế biến.

Về khắc phục sự cố môi trường: Rà soát, tổng hợp hoàn thành bồi thường sự cố môi trường, tranh thủ tối đa kinh phí hỗ trợ từ Trung ương trong thời gian sớm nhất để kịp thời hỗ trợ nhân dân vùng ảnh hưởng khôi phục sản xuất, giải quyết việc làm, bảo đảm an sinh xã hội.

Tiếp tục phối hợp với Tổ công tác của Bộ Tài nguyên và Môi trường kiểm soát chặt chẽ, triệt để các nội dung khắc phục và quy trình vận hành chạy thử dự án Formosa.

Trong buổi chiều ngày hôm nay (13/7) các đại biểu HĐND sẽ tiến hành phiên thảo luận tại hội trường.

Xuân Sinh