1. Dòng sự kiện:
  2. Nổ xưởng gỗ ở Đồng Nai
  3. 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sáp nhập địa phương TPHCM: Cán bộ đi đâu về đâu?

Tâm Linh

(Dân trí) - Vấn đề sắp xếp cán bộ chủ chốt khi thực hiện sáp nhập địa phương được các đại biểu HĐND lưu ý và đề nghị thành phố quan tâm đến tâm tư, nguyện vọng của nhân sự.

Tại kỳ họp HĐND TPHCM lần thứ 13, khóa X, trong phiên họp các tổ thảo luận chiều 6/12, tổ 2 đã bàn về vấn đề sắp xếp chức vụ cán bộ sau khi sáp nhập địa phương.

Tổ 2 do tổ trưởng Lê Trương Hải Hiếu làm chủ tọa, gồm 20 đại biểu và các sở ngành, đại diện chính quyền địa phương.

Trong phiên thảo luận, đại biểu Đỗ Thị Minh Quân, Chánh Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội và HĐND TPHCM, đặt ra vấn đề liên quan đến việc sắp xếp đơn vị hành chính các quận, huyện.

Sáp nhập địa phương TPHCM: Cán bộ đi đâu về đâu? - 1

Đại biểu Đỗ Thị Minh Quân phát biểu tại phiên họp thảo luận chiều 6/12 (Ảnh: Tâm Linh).

"Tôi có đề nghị Sở Nội vụ tham mưu thành phố nên quan tâm đến sự sắp xếp chức vụ và tâm tư của cán bộ, công chức ở các đơn vị, cơ quan sau khi sáp nhập địa phương", bà Đỗ Thị Minh Quân trình bày ý kiến.

Theo bà Quân, trong thời gian qua, tại TPHCM diễn ra cuộc sáp nhập đặc biệt ở TP Thủ Đức (gồm quận 2, 9, Thủ Đức cũ), đã có các cán bộ chưa đủ điều kiện và vị trí để bố trí thì vẫn đang phải chờ đợi, chưa biết đi đâu về đâu.

Sắp tới diễn ra sáp nhập 80 phường thuộc địa giới của 10 quận, bà Quân nhấn mạnh vấn đề sẽ có thêm rất nhiều cán bộ, công chức hoang mang vì chức vụ của họ.

Về nội dung này, đại biểu Nguyễn Duy Tân, Phó Giám đốc Sở Nội vụ, cũng đồng ý kiến về việc sắp xếp cán bộ khi sáp nhập sẽ ảnh hưởng đến các cán bộ chủ chốt.

"Lấy ví dụ về TP Thủ Đức, trước đây có những lãnh đạo đang là thường vụ, đang là phó chủ tịch thì hôm sau đã xuống chức trưởng phòng. Thực ra chúng tôi cũng có sự đồng cảm với họ.

Trong thời gian qua, lãnh đạo các đơn vị cũng đã có sự quan tâm khi đề bạt nhân sự hiện nay và mong muốn trong thời gian tới cũng nên cân đối vấn đề này", Phó Giám đốc Sở Nội vụ phát biểu.

Liên quan đến việc sắp xếp nhân sự, đại biểu Nguyễn Thị Kim Dung, Chủ tịch HĐND huyện Bình Chánh, nêu hiện trạng cán bộ công chức bị quá tải, áp lực và chưa thấy giải pháp cụ thể để cán bộ công chức yên tâm làm việc.

"Trong phương hướng 2024, tôi đề xuất giải pháp thành phố tiếp tục đeo bám nội dung kiến nghị tăng cán bộ, công chức vào diện biên chế để đảm bảo số lượng, nhất là để có nhân lực cho TPHCM thực hiện Nghị quyết 98", bà Kim Dung đóng góp ý kiến.

Sáp nhập địa phương TPHCM: Cán bộ đi đâu về đâu? - 2