Quá ngột ngạt với đợt nắng nóng đầu mùa

(Dân trí) - Những ngày qua, các tỉnh miền Bắc, miền Trung hứng chịu đợt nắng nóng đỉnh điểm đầu tiên của năm, có thời điểm nhiệt độ ngoài trời lên đến gần 40 độ C. Oi bức và nắng nóng khiến cuộc sống đảo lộn.

Thời tiết tại Đà Nẵng có thời điểm lên đến 39 – 40 độ C. Không chịu nổi cái nóng “như đổ lửa” này, nhiều người dân phải tìm cách đi “giải nhiệt”. Mặc dù không phải là cuối tuần, nhưng mới 5 giờ chiều, các bãi biển trên địa bàn Đà Nẵng như: Xuân Thiều, Nguyễn Tất Thành, Phạm Văn Đồng, Mỹ Khê… đã đông nghịt người. Một số người ra biển để hóng gió biển còn phần lớn là để tắm biển.

Ngâm mình dưới làn nước biển mát rượi, anh Thành (quận Hải Châu) cho biết: “Vừa hết giờ làm là tôi chở vợ con ra đây tắm biển. Cả ngày ngồi làm việc nóng nắng chịu không nổi. Tội nhất là mấy đứa nhỏ”.

Nếu như hầu hết các bạn trẻ chọn cách đổ ra biển để “giải nhiệt” thì nhiều người già lại tìm đến đường Bạch Đằng – dọc sông Hàn để hóng mát. Về chiều, gió dưới sông thổi lên rất mát nên các bác ra đây đi dạo, đánh cờ cùng bạn bè.
Bác Minh đang hóng mát bên bờ sông Hàn cho hay: “Mấy ngày này thời tiết nóng quá nên cứ chiều lại là tôi ra đây hóng mát. Ra đây may đâu mới có thể sống qua những ngày này”.

Mặc dù không phải cuối tuần nhưng các bãi biển đông nghịt người
Mặc dù không phải cuối tuần nhưng các bãi biển đông nghịt người
Trốn vào công viên hóng mát
Trốn vào công viên hóng mát
Những người lớn tuổi giải nhiệt bên bờ sông Hàn
Những người lớn tuổi "giải nhiệt" bên bờ sông Hàn

 
 
Tại Hà Tĩnh, ghi nhanh của nhóm phóng viên Dân trí vào trưa ngày 15/5, nắng nóng, oi bức, ngột ngạt diễn ra trên diện rộng. Những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của đợt nắng nóng này là các huyện Hương Khê, Vũ Quang, Hương Sơn, Kỳ Anh và TP Hà Tĩnh với nhiệt độ từ 37-39 độ C.

Quá ngột ngạt với đợt nắng nóng đầu mùa


Nhiều người dân TP Hà Tĩnh than thở, họ quá mệt mỏi với đợt nắng nóng, oi bức nhất kể từ đầu năm đến nay. Mới đầu giờ sáng, không khí đã ngột ngạt khiến cuộc sống của nhiều người bị đảo lộn. Các quầy điện tử điện lạnh mấy ngày nay luôn rất đông khách.

Nhân viên bán hàng tại cửa hàng điện tử, điện lạnh Ông Nhân (đường Phan Đình Phùng) và Lý Ngân (Nguyễn Chí Thanh) cho biết, mấy ngày nay mặt hàng bán chạy nhất là quạt điện, máy điều hòa và tủ lạnh.

Còn chị Trần Thị Loan, chủ một ki ốt buôn bán áo quần ở chợ trung tâm TP Hà Tĩnh, nói chị bán chạy chủ yếu là áo chống nắng.

Nắng nóng cao độ nên đường phố vào giờ trưa gần như vắng người. Nhiều gia đình không chịu được sự ngột ngạt, oi bức trong nhà đã tìm đến các bóng cây để nghỉ trưa. 

Một cụ ông ở xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà ra hàng cây trước bờ biển để hóng mát

Một cụ ông ở xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà ra hàng cây trước bờ biển để hóng mát 
 
Trong khi phần đông người dân đang sống trong cảnh uể oải, khó chịu, thì với những ngư dân bám biển Lộc Hà, đợt nắng nóng lại là cơ hội để họ có được những mẻ cá nướng được nắng đúng với mong muốn. Từ 9h sáng nay, cả một góc làng nằm sát biển Cửa Sót, xã Thạch Kim đã thơm lừng mùi cá trích, các nục nướng. Nhiều lò than đỏ rực lửa. Trên mái nhà, mái che, tường bao… chất đầy những mẹt, thớ cá phơi.
 
Bà Hiếu, một thợ nướng cá chuyên nghiệp ở Thạch Kim vừa chui ra từ bếp nướng, mồ hôi còn nhễ nhại cho hay, “với người dân biển mà có được cái nắng như ri ai cũng thích lắm. Con cá nướng lên da vàng, thịt trắng, thơm và ngon hơn. Cá được nắng con buôn họ cũng ưng hơn. Bởi rứa, bếp mô ở đây cũng đỏ lửa vào dịp ni cả”.
  
Một cụ ông ở xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà ra hàng cây trước bờ biển để hóng mát
Những mẻ cá thơm lừng dưới cái nắng như thiêu đốt giúp ngư dân Thạch Kim tiêu thụ sản phẩm dễ dàng hơn.
 
Theo Trung tâm khí tượng thủy văn Thanh Hóa, nhiệt độ đo được tại Thanh Hóa cao nhất vào ngày 14/5 là 38,2 độ C (Quan Hóa); tại thành phố Thanh Hóa cùng thời điểm là 37 độ C.

Đến 13 giờ trưa nay ngày 15/5, nhiệt độ đo được cao nhất tại thành phố Thanh Hóa là 37,6 độ C; Như Xuân 37,6 độ C... Đây là nhiệt độ đo được ở tại các trạm thủy văn; còn trên thực tế nhiệt độ ngoài trời có thể cao hơn 2 - 3 độ C. 

Nhiều địa phương tại Thanh Hóa chuẩn bị nước để đối phó với diễn biến thời tiết phức tạp.
Nhiều địa phương tại Thanh Hóa chuẩn bị nước để đối phó với diễn biến thời tiết phức tạp.

Thời tiết diễn biến phức tạp, nắng nóng kéo dài nhiều hơn mưa khiến hầu hết các hồ đập thủy lợi ở Thanh Hóa đạt mức rất thấp so với trung bình nhiều năm.

Theo Chi cục Thủy lợi tỉnh Thanh Hóa, đầu vụ sản xuất chiêm xuân 2013, lượng nước của các hồ đập chỉ đạt mức xấp xỉ hoặc thấp hơn trung bình và đang xuống thấp dần. UBND tỉnh Thanh Hóa cũng đã chỉ đạo các đơn vị, ngành chủ động triển khai các giải pháp phòng chống hạn ngay từ đầu mùa vụ. Thống kê của ngành nông nghiệp Thanh Hóa thì có khoảng từ 10.000 - 14.000 ha lúa có nguy cơ hạn nặng trong năm nay.

Người dân vất vả mỗi khi ra đường trong thời tiết nắng nóng như thế này.

Người dân vất vả mỗi khi ra đường trong thời tiết nắng nóng như thế này.
Người dân vất vả mỗi khi ra đường trong thời tiết nắng nóng như thế này.

Còn theo bác sỹ Hoàng Thị Kim Thanh, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi Thanh Hóa, những ngày nắng nóng, số lượng trẻ nhập viện có xu hướng giảm hơn so với ngày thường, do trời nắng nóng nên phụ huynh ngại mang con ra đường. Những ngày này, bình quân có khoảng hơn 400 trẻ đến khám và điều trị, trong khi ngày thường con số này là hơn 500 trẻ. Thường thì sau những đợt nắng nóng, trời dịu mát, lượng trẻ nhập viện đông lên.

Theo ghi nhận của phóng viên Dân trí, một số địa điểm thu hút đông người đến trong những ngày này là các quán bia, nước giải khát, bãi biển. Nhiều người dân tại thành phố Thanh Hóa còn chọn công viên làm nơi tránh nắng. Khoảng từ 11 giờ trưa, đường phố rất ít người đi lại.

Đến khoảng 11 giờ trưa, đường phố gần như vắng bóng người đi đường.
Đến khoảng 11 giờ trưa, đường phố gần như vắng bóng người đi đường.

Thời tiết nắng nóng, khiến sinh hoạt của các sinh viên ở trọ vất vả hơn. Bạn Nguyễn Thị Thu, sinh viên trường Đại học Hồng Đức cho biết: “Mấy hôm nay bọn em không tài nào mà ngủ trưa ở trong phòng được, phòng chật, mà trời lại nóng như đổ lửa, nằm trong phòng bật quạt mà vẫn không thể nào chịu được”.

Còn đối với bà con nông dân, đây là thời điểm thu hoạch mùa, nên thời tiết nắng nóng tuy vất vả nhưng lại tạo điều kiện thuận lợi cho việc phơi lúa, rơm.

Thời tiết nắng nóng vất vả, nhưng lại rất thuận lợi cho bà con nông dân thu hoạch mùa.
Thời tiết nắng nóng vất vả, nhưng lại rất thuận lợi cho bà con nông dân thu hoạch mùa.
Bãi biển, quán bia, công viên là những địa điểm tránh nóng lý tưởng trong những ngày này.

 
Bãi biển, quán bia, công viên là những địa điểm tránh nóng lý tưởng trong những ngày này.

Bãi biển, quán bia, công viên là những địa điểm tránh nóng lý tưởng trong những ngày này.
Bãi biển, quán bia, công viên là những địa điểm tránh nóng lý tưởng trong những ngày này.

Những người bán hàng rong chật vật với cái nắng oi bức đầu hè.
Những người bán hàng rong chật vật với cái nắng oi bức đầu hè.
 
Quá ngột ngạt với đợt nắng nóng đầu mùa

Người nhà và bệnh nhân tìm ra hành lang bệnh viện Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới (Quảng Bình) tránh nóng (Ảnh: Đức Tài)
 
Quá ngột ngạt với đợt nắng nóng đầu mùa

Công viên ven bờ sông Nhật Lệ (Quảng Bình) và các quán nước dưới gốc cây là điểm tránh nắng lý tưởng (Ảnh: Đức Tài).
 
Tại Nghệ An, có nơi đã xấp xỉ ngưỡng 40 độ C như Quỳ Châu, Tương Dương, Con Cuông, Quỳ Hợp, Anh Sơn, Đô Lương… Trong khoảng thời gian từ 9-10h sáng đến 14h chiều, khi cái nắng bị đẩy lên đỉnh điểm, trên các con đường vắng tanh, những người buộc phải ra đường thì bịt kín mít từ đầu đến chân.
 
Người dân TP Vinh đổ xô tới công viên Nguyễn Tất Thành, Cửa Nam… và dọc các con đường có bóng cây râm mát để trốn nóng. Tại đây, võng dù, ghế bố xếp ngổn ngang.
 
Phụ nữ ra đường đều trang bị đồ chống nắng kín mít
Phụ nữ ra đường đều trang bị đồ chống nắng kín mít
Đợt nắng nóng đầu tiên trong năm khiến cuộc sống người dân đảo lộn
Đợt nắng nóng đầu tiên trong năm khiến cuộc sống người dân đảo lộn

Nhiệt độ cao cộng thêm độ ẩm thấp khiến người đi đường cảm thấy nắng nóng, oi bức rất khó chịu. Chị Nguyễn Thị Hải (phường Hưng Dũng, TP Vinh) cho biết: “Nắng kinh khủng quá, đến 9h sáng là đã không dám ra khỏi nhà. Gia đình tôi có người già và trẻ nhỏ nên gần như điều hòa và quạt phải chạy 24/24h. May mà dạo này ít bị cắt điện chứ nếu mà cắt điện luân phiên như năm ngoái thì chỉ có nước chết”.

Nắng nóng cũng khiến lịch làm việc của nhiều người bị thay đổi. Anh Trần Văn Đức - làm nghề đạp xích lô chở hàng ở TP Vinh, cho biết: “Khoảng giữa buổi sáng và đầu buổi chiều thường là lúc đông khách nhất, nhưng hôm nay nắng nóng quá. thì đó là thời gian tránh nóng. Tôi phải tranh thủ làm việc lúc mờ sáng và cuối buổi chiều khi đã râm mát”.

Đây cũng là thời điểm bà con nông dân bước vào vụ thu hoạch chính. Bên cạnh tích cực chống hạn cho lúa và hoa màu, người dân cũng đang tìm đủ mọi cách để chống nắng cho trâu bò. Mọi công việc đồng áng cũng được bắt đầu từ 4-5h sáng và kết thúc vào 8h sáng để tránh nóng. Trời nắng nóng nên nông sản của bà con thu hoạch đến đâu lại được phơi khô ráo đến đó. Chị Phan Thị Hương, xã Thịnh Sơn (Đô Lương) phấn khởi: “Để tránh nóng, nông dân chúng tôi phải đi gặt từ sáng sớm hoặc gần tối. Mệt nhưng dù sao cũng vui vì năm nay được mùa mà phơi thóc cũng nhanh ráo”.
Tranh nhau bóng râm nhỏ xíu ở điểm chờ đèn đỏ
Tranh nhau bóng râm nhỏ xíu ở điểm chờ đèn đỏ

Người lao động trốn nóng tại các công viên
Người lao động trốn nóng tại các công viên

Người dân đổ xô đến bãi biển Cửa Lò giải nhiệt.
Người dân đổ xô đến bãi biển Cửa Lò "giải nhiệt".

 

Vũ Dũng - Bá Tuyên - Duy Hòa - Khánh Hồng