1. Dòng sự kiện:
  2. Máy bay quân sự rơi ở Bình Định
  3. Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV

Quảng Nam:

Phụ nữ Cơ tu làm giàu từ đôi tay và nghị lực

(Dân trí) - Là một trong những huyện nghèo, đến nay đời sống của đồng bào vùng cao Tây Giang (Quảng Nam) nói chung, phụ nữ huyện nhà nói riêng vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn. Tình trạng bất bình dẳng giới còn xảy ra, vai trò phụ nữ trong xã hội còn thấp…

Trước thực tế đó, huyện Tây Giang đã có những chỉ thị, nghị quyết nhằm tăng cường nâng cao vài trò phụ nữ trong đời sống xã hội hiện nay. Từ khi có cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, các cấp ủy, chính quyền trong huyện xem đây là cơ hội để tuyên truyền vận dộng nâng cao vai trò phụ nữ huyện nhà.

Chị Bling Thị Tư làm kinh tế giỏi
Chị Bling Thị Tư làm kinh tế giỏi

Với niềm tin sâu sắc vào Đảng vào Bác Hồ, phụ nữ Tây Giang nói chung, đặc biệt là phụ nữ Cơ tu nói riêng đều xem việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác là động lực để chị em vươn lên thoát nghèo, vươn lên khẳng định vị trí của mình. Sau khi các cấp hội tổ chức hội thi kể chuyện về học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác, nhiều chị em phụ nữ đã thấm nhuần và áp dụng ngay vào cuộc sống gia đình, cộng đồng.

Trong lao động sản xuất, nhiều chị em đã mạnh dạn vay vốn, đầu tư phát triển kinh tế gia đình, tạo được thu nhập, vươn lên thoát nghèo. Điển hình cho lĩnh vực này phải kể đến hội phụ nữ các xã Atiêng, Axan, Tr’hy, Ch’ơm, Lăng và Bhalêê. Nhờ triển khai có hiệu quả cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, nhiều chị em đã ý thức được cần chủ động phát triển kinh tế hộ gia đình, không trông chờ ỷ lại vào nhà nước.

Chi Bhling Thị Tư - thôn Pơrning xã Lăng, một hộ gia đình sản xuất kinh doanh của huyện. Chồng mất sớm, một mình nuôi 5 con ăn học. Trong cái khó lại ló cái khôn, chị được Hội Liên hiệp phụ nữ giúp đỡ vay vốn mở hàng buôn bán tại gia đình, mua máy xay gạo, làm chuồng nuôi heo, đào ao thả cá và trồng lúa nước và trồng được gần 2 ha cao su. Mỗi năm, thu nhập các khoản của gia đình mình cũng đạt từ 20-30 triệu đồng. Số tiền này, chị để dành phụ giúp các con đi học. Trong 5 người con của chị thì 4 người đã học đại học.
 
Giáo viên trẻ về vùng cao huyện Tây Giang, Quảng Nam dạy chữ cho các em
Giáo viên trẻ về vùng cao huyện Tây Giang, Quảng Nam dạy chữ cho các em

Không riêng gì chị Bhling Thị Tư, nhiều chị em ở vùng cao Tây Giang cũng đang tìm cách làm giàu từ đôi tay và nghị lực của chính gia đình mình. Chị Zơrâm Thị Rát ở xã Axan cũng là một điển hình làm kinh tế giỏi. Không chịu cảnh nghèo đói, chị đã dành dụm đồng lương hưu ít ỏi của mình rồi vay thêm vốn về làm chuồng trại và nuôi bò, nuôi heo. Mấy năm nay, đàn gia súc gia cầm của gia đình chị lớn nhanh. Một năm chị thu nhập trên 20 triệu đồng từ bán heo, gia cầm. Bên cạnh đó chị còn cho các chị em khác vay con con giống để chăn nuôi, rồi hỗ trợ họ kiến thức về chăn nuôi.

Chị BNước Thị Blắc (thôn R’cung, xã Bhalêê), một tấm gương phụ nữ trẻ giỏi về làm kinh tế. Chị Blắc kể: Ban đầu gia đình vay 10 triệu bên Hội nông dân làm vốn, một phần đầu tư chăn nuôi heo, một phần mở quày tạp hóa nhỏ để bán cho bà con quanh vùng, phần còn lại cất tạm gian nhà nhỏ để ở.

Sau 5 năm nổ lực phấn đấu, gia đình chị cũng xây dựng được một cơ ngơi thuộc hàng nhất nhì trong vùng, trở thành điển hình nông dân sản xuất giỏi trong nhiều năm liền. Hiện mỗi năm gia đình anh chị xuất từ 3 đến 4 lứa heo, mỗi lứa trung bình 10 con. Quày tạp hóa nhỏ, giờ đã trở thành điểm thu mua các nông sản của bà con quanh vùng. Thu nhập trung bình của anh chị trên dưới 80 triệu đồng/năm. Hiện chị đang tiếp tục tập trung đầu tư cho lĩnh vực trồng rừng, và đã đầu tư trồng được gần 10 ha rừng keo đã được hơn 5 tuổi, hơn 1 ha cao su.
 
Phụ nữ ở vùng cao Tây Giang, Quảng Nam cùng giúp nhau xóa đói, giảm nghèo
Phụ nữ ở vùng cao Tây Giang, Quảng Nam cùng giúp nhau xóa đói, giảm nghèo
 
Không chỉ làm giàu cho bản thân, anh chị là một trong những người thường xuyên tuyên truyền, cổ động bà con vươn lên thoát nghèo từ chính mảnh đất của mình. Vận động, quyên góp, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, gia đình nghèo khổ, gia đình chính sách.
 
Không riêng gì lĩnh vực kinh tế, sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hóa ở huyện Tây Giang cũng đang thu hút được nhiều những đóng góp không nhỏ từ phía các chị em phụ nữ, khi đã được thấm nhuần việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác. Chẳng hạn như những cán bộ y tế nữ sẵn sàng tình nguyện nhận công tác về các xã vùng cao như Ch'ơm, Gari, Axan, Tr’hy chỉ vì lòng yêu nghề, mong mỏi được chăm sóc cho bệnh nhân nghèo nơi vùng biên giới. Những giáo viên nữ mới ra trường sẵn sàng lên vùng cao dạy học đem cái chữ đến với những bản làng xa xôi.
 
Phụ nữ Cơ tu trong ngày hội của buôn làng
Phụ nữ Cơ tu trong ngày hội của buôn làng

Còn nhiều lắm những đóng góp của chị em phụ nữ huyện Tây Giang trong quá trình xây dựng và phát triển quê hương. Chị Lê Thị Kim Vân - Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Tây Giang nhận xét: “Chúng tôi đã triển khai sâu rộng nội dung “cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” tới tất cả các cơ sở hội, đồng thời có sự định hướng để các chị em học tập và làm theo. Không chỉ trong lĩnh vực văn hóa, kinh tế, chị em phụ nữ Tây Giang còn tích cực thực hiện tất cả các chương trình hành động như: kế hoạch hóa gia đình, Luật hôn nhân gia đình, rồi tuyên truyền vận động con cháu thực hiện nép sống văn minh, gia đình văn hóa, vận động con em không cưới vợ, gả chồng sớm...

Thực hiện cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, phụ nữ huyện Tây Giang đã vận dụng vào cuộc sống một cách hiệu quả và sáng tạo. Phụ nữ Tây Giang đã và đang thực hiện tốt lời dạy của Bác, trung hậu đảm đang.

Đ.Hiệp - C.Bính

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm