Phiên chợ làng trăm tuổi giữa Hà Nội, mỗi năm họp một lần ngày 27 Tết
(Dân trí) - Chợ làng Mọc (Quan Nhân, Thanh Xuân, Hà Nội) có tuổi đời đã hơn trăm năm, đặc biệt mỗi năm chỉ họp một phiên duy nhất vào sáng 27 Tết. Năm nay, chợ thu hút hàng nghìn người dân tham dự, vừa mua - bán, vừa thưởng thức không khí cổ truyền, mộc mạc.
Chợ 27 Tết làng Mọc từ xa xưa là phiên chợ phuc vụ nhu cầu sắm Tết của người dân trong vùng. Ngày nay, bên cạnh ý nghĩa gìn giữ nét văn hoá truyền thống, chợ vẫn là nơi mua sắm rau quả, thịt gạo cùng các đồ dùng truyền thống cho các bà, các mẹ.
Là phiên chợ cổ truyền, mặt hàng được bán ở chợ cũng đậm chất thôn quê, mộc mạc.
Phiên chợ chỉ diễn ra trong buổi sáng và kéo dài khoảng 3 - 4 tiếng nhưng đối với người dân ở làng Mọc, đây là phiên chợ đặc biệt, mang Tết về với làng.
Trải qua năm tháng, nhiều loại đồ chơi dân gian được thay thế bằng các loại đồ chơi hiện đại. Nhiều người coi đây là buổi đi chơi Tết, mua vài thứ lấy lộc, còn chủ yếu là để trẻ em được trải nhiệm và nhớ đến truyền thống của làng quê.
Hoa tươi các loại là mặt hàng không thể thiếu trong phiên chợ đặc biệt này.
Những chậu quất "mini" được bày bán trong sân đình, thu hút sự chú ý của khá đông người đi chợ.
Những chiếc bàn là than cũ kỹ - mặt hàng không còn giá trị sử dụng những vẫn được bày bán ở chợ. Cũng nhờ những vật dụng cổ như thế này, phiên chợ mang đậm màu sắc hoài niệm.
Các ông đồ viết chữ ở chợ.
Kẹo kéo, bánh nếp, bò bía ngọt - những món quà quê dân dã.
Nhiều người tới chợ diện áo tứ thân, áo dài... như một biểu thị trân trọng nét truyền thống, trong khi các cháu nhỏ được phụ huynh cho mặc những bộ áo dài đẹp nhất.
Các liền anh, liền chị cũng góp vui cho ngày đón Tết truyền thống ở làng Mọc.
Năm nay, lượng người dân đến chơi chợ khá đông. Theo ông Ngô Văn Thân, 85 tuổi, Trưởng ban quản lý di tích đình làng Quan Nhân, "chợ 27" xưa kia là nơi tụ họp của 7 làng lân cận. Đây là dịp để cho bà con vốn quanh năm chỉ biết cấy cày được mua sắm, trao đổi hàng hóa ngày Tết.
Càng đến cuối phiên, chợ càng đông vui. Nhiều người lớn tuổi cũng tranh thủ đưa các cháu nhỏ đi chơi chợ với mục đích cho trẻ em sống giữa thành phố vẫn cảm nhận được nét que
Trần Văn