1. Dòng sự kiện:
  2. Máy bay quân sự rơi ở Bình Định
  3. Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV

“Ốm tha già thải” cho cầu

Tính tuổi thọ thì đến nay cầu Đuống chắc thuộc hệ lão làng trong số các cây cầu bắc qua sông. Vậy mà hàng ngày nó vẫn phải gồng mình gánh bao nhiêu loại phương tiện. Mấy ngày nay, trong cơn “trọng bệnh”, đến mức rung bần bật, cầu Đuống vẫn chẳng được nghỉ ngơi.

“Ốm tha già thải” cho cầu  - 1

Lượng phương tiện qua cầu Đuống luôn trong tình trạng quá tải. (Ảnh: VTCNews)
 
Chứng kiến cảnh tượng ấy, không ai dám chắc cầu Đuống sẽ “cố” được bao lâu nữa. Nhưng chẳng có cách nào với xe cộ, vì qua sông Đuống lối này vẫn là tiện nhất.

 

2. Cầu già lão, mà xe siêu trường siêu trọng chẳng chịu tha. Chuyện không chỉ có ở “bên kia sông Đuống” mà xảy ra với cả trăm cây cầu khác trong cả nước. Người ta đổ lỗi lên cánh tài xế xe tải đã lén qua cầu bất chấp bị phạt, hoặc quy trách nhiệm cho cơ quan quản lý đã không cắm biển hạn chế các xe tải trọng lớn. Nhưng trên thực tế, một phần lỗi không thuộc về họ.

 

3. Tại các diễn đàn của ngành “đi lại”, không ít ý kiến đã nêu ra sự bất cập của hệ thống cầu đang ảnh hưởng tiêu cực đến lưu thông hàng hóa, cản trở tăng trưởng kinh tế. Thậm chí, hệ thống cầu đường yếu kém ảnh hưởng đến một số doanh nghiệp còn tai hại hơn cả tác động “khủng hoảng” tài chính.

 

Ví như để thực hiện đúng tải trọng của một cây cầu như niêm yết, doanh nghiệp vận tải sẽ tháo dỡ bớt hàng nhập khẩu trong container tại cảng cho nhẹ - điều mà không một phía đối tác nước ngoài nào chấp nhận. Vậy nên, biết là nhiều cây cầu huyết mạch giao thông “kiệt lực” là vậy, nhưng cảnh sát vẫn chưa xử phạt và cấm xe tải nặng qua cầu theo đề nghị của ngành giao thông. Cấm thì quá dễ, nhưng “nút” giao thông sẽ tê liệt, hàng hóa nhập khẩu ứ đọng.

 

4. Cả nước còn hơn 300 chiếc cầu “quá đát”. Với mật độ xe ngày càng dày đặc, nếu tiếp tục trong tình trạng “dùng như phá” hiện nay, sẽ dẫn đến cầu hỏng, sập liên miên, khủng hoảng trong cả hệ thống. Phát triển kinh tế thì cầu đường - huyết mạch của nền kinh tế - phải đi trước một bước. Điều đó thì ai cũng hiểu, nhưng muốn khởi công một cây cầu, cần hàng ngàn tỉ đồng kết hợp từ cả vốn tự có lẫn vay mượn nước ngoài. 

 

5. Một thông tin đáng chú ý: Nhờ chấp hành tốt quy chế quản lý đầu tư xây dựng và các quy định về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, cầu Thanh Trì với mức đầu tư là 1.595 tỉ đồng, đã tiết kiệm chi trên 600 tỉ đồng trong quá trình thi công. Khoản tiết kiệm trên đã được Chính phủ đồng ý cho đầu tư làm mới một cây cầu khác. Đây có lẽ là “thuốc quý” cho những cây cầu “ốm” chưa được tha, “già” vẫn phải sử dụng, để xóa đi cảnh tượng những đoàn xe dằng dặc đợi đến lượt qua cầu?!

 

Theo Hiếu Sự

 Gia đình & Xã hội

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm