1. Dòng sự kiện:
  2. Metro số 1 TPHCM
  3. Phóng hỏa quán cà phê làm 11 người chết

Nuôi con “chân vịt, thịt gà, da trâu, đầu rắn” thu tiền tỷ mỗi năm ở Sơn La

(Dân trí) - Gia đình ông Bùi Huy Ngọc (huyện Sông Mã, Sơn La) mỗi năm xuất bán hơn 1 vạn con ba ba non và thương phẩm, thu về hơn 1,5 tỷ đồng.

Nuôi con “chân vịt, thịt gà, da trâu, đầu rắn” thu tiền tỷ mỗi năm ở Sơn La

Nuôi con “chân vịt, thịt gà, da trâu, đầu rắn” thu tiền tỷ mỗi năm ở Sơn La - 1

Nuôi ba ba giống và thương phẩm mang lại giá trị kinh tế cao.

Từ năm 2004, ông Bùi Huy Ngọc bắt đầu phát triển kinh tế với mô hình nuôi ba ba theo quy mô hộ gia đình. Chỉ trong một thời gian ngắn, việc chăn nuôi phát triển nhanh chóng. Giờ đây, ông Ngọc có thể thu về cả tỉ đồng từ việc nuôi ba ba mỗi năm.

Nuôi con “chân vịt, thịt gà, da trâu, đầu rắn” thu tiền tỷ mỗi năm ở Sơn La - 2

Cám cho ba ba ăn được trộn thêm cá xay, cua xay để tăng cường dinh dưỡng tự nhiên.

Theo các chuyên gia động vật, ba ba là động vật lớn chậm, sức lớn liên quan chặt đến điều kiện môi trường thời tiết như: nhiệt độ, chất lượng thức ăn... Hình dạng của ba ba có thể khái quát là chân vịt, thịt gà, da trâu, đầu rắn.

Ba ba gai Tây Bắc là con vật sống hoang dã, màu sắc cũng giống như con ba ba trơn nhưng lại có giá trị dinh dưỡng cao. Giá thành ba ba gai cao gấp đôi loại da trơn thông thường. Thức ăn của chúng chủ yếu là với cám xay nhuyễn, cá xay, hòa một ít nước, nặn thành từng viên đắp sẵn để trên bờ, sau đó ba ba sẽ tự lên ăn.

Nuôi con “chân vịt, thịt gà, da trâu, đầu rắn” thu tiền tỷ mỗi năm ở Sơn La - 3

Cám đắp bờ ao ở vị trí cố định cho ba ba lên ăn.

Ban đầu từ chỗ chỉ hơn 10 m2, ông Ngọc đầu tư mở rộng thêm diện tích chăn nuôi ba ba gai lên 1.000 m2 và làm nơi ấp trứng cho ba ba.

Ông Ngọc chia sẻ: “Từ lúc ba ba ấp trứng cho đến lúc trưởng thành mất khoảng 3 đến 4 năm. Khoảng từ giữa tháng 4 đến tháng 8 hàng năm là mùa ba ba đẻ trứng và ấp nở. Trong đó, thời gian đẻ trứng bắt đầu từ 28/4 đến 25/8 là kết thúc. Mỗi lần thường có 20 quả trứng, mỗi ao phải làm một bãi phủ một lớp cát phía trên làm nơi cho ba ba đẻ trứng.”

Nuôi con “chân vịt, thịt gà, da trâu, đầu rắn” thu tiền tỷ mỗi năm ở Sơn La - 4

Trứng ba ba gai được vùi dưới cát, tưới nước lên để đảm bảo độ ẩm ấp nở.

 "Nuôi ba ba không khó, quan trọng nhất là nước phải sạch, đáy ao phải dải lớp cát mịn, và phía trên phải phủ kín bèo. Vì bèo còn có tác dụng hút chất thải và tạp chất trong ao, giữ cho môi trường nước luôn sạch và không bị ô nhiễm", ông Ngọc kể thêm.

Nuôi con “chân vịt, thịt gà, da trâu, đầu rắn” thu tiền tỷ mỗi năm ở Sơn La - 5

Ao được phủ một lớp bèo trên bề mặt để giữ nước luôn sạch

Với cách nuôi khoa học, đàn ba ba của ông Ngọc phát triển rất tốt, hiện gia đình đang thả 600 con ba ba giống. Mỗi con có giá trung bình khoảng 190.000d/ con. 

Nuôi con “chân vịt, thịt gà, da trâu, đầu rắn” thu tiền tỷ mỗi năm ở Sơn La - 6

Ba ba thương phẩm nặng từ 3 - 5kg/con.

Đến nay ông Ngọc có tới vài chục nghìn con bao gồm cả ba ba giống và thịt. Với giá bán 600.000 đồng/kg như hiện nay và trừ đi tất cả các chi phí, gia đình ông Ngọc dự tính thu từ nguồn bán ba ba khoảng 1,5 tỷ đồng.

Nuôi con “chân vịt, thịt gà, da trâu, đầu rắn” thu tiền tỷ mỗi năm ở Sơn La - 7

Tập tính của ba ba là đào hang và đẻ trứng trên cát.

Nghề nuôi ba ba gai giống và ba ba gai thương phẩm đã mở ra hướng sản xuất mới cho các hộ nông dân trên địa bàn huyện Sông Mã. Nghề nuôi ba ba gai ở huyện biên giới Sông Mã đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân, góp phần phát triển kinh tế- xã hội ở một huyện vùng cao biên giới tỉnh Sơn La.

Nguyễn Bắc - Ngọc Vũ