1. Dòng sự kiện:
  2. Sắp xếp bộ máy để tinh, gọn, mạnh
  3. Vi phạm giao thông ở các thành phố lớn

Nước sinh hoạt bẩn như nước cống: Xét nghiệm toàn bộ nguồn nước

(Dân trí) - Sau khi báo Dân trí đăng tải bài viết “Kinh hãi nước sinh hoạt bẩn như… nước cống” tại tòa nhà 15T1 (số 18 Tam Trinh, Hai Bà Trưng, Hà nội), Xí nghiệp Kinh doanh nước sạch Hoàng Mai đã lấy mẫu nước xét nghiệm để tìm nguyên nhân.

Hôm qua (14/7), đoàn cán bộ của Xí nghiệp Kinh doanh nước sạch Hoàng Mai (Hà Nội) do ông Phạm Việt Phương là giám đốc dẫn đầu, đã xuống xem xét tình hình thực tế, tìm hiểu nguyên nhân và lấy mẫu nước tại các điểm như bể ngầm, bể mái và một số phòng của tòa nhà để kiểm tra chất lượng.

Lấy mẫu nước tại vị trí đồng hồ tổng của tòa nhà 15T1 và 15T2

Lấy mẫu nước tại vị trí đồng hồ tổng của tòa nhà 15T1 và 15T2

Trao đổi với PV Dân trí, ông Phạm Việt Phương cho biết, ngay khi tiếp nhận thông tin về nguồn nước không đảm bảo tại tòa nhà 15T1, Xí nghiệp đã cho người xuống xem xét thực tế, ghi nhận phản ánh của bà con tại tòa nhà: “Hôm nay chúng tôi tiến hành kiểm tra toàn bộ nguồn nước từ tại các vị trí như đồng hồ tổng, bể ngầm, bể mái và một số phòng của tòa nhà, sau đó lấy mẫu nước tại các vị trí đó để đi xét nghiệm về chất lượng. Chúng tôi khẳng định nguồn nước của Xí nghiệp cung cấp đến vị trí đồng hồ tổng tại tòa nhà là hoàn toàn đảm bảo chất lượng”.

Lấy mẫu nước tại bể mái của tòa nhà 15T2

Lấy mẫu nước tại bể mái của tòa nhà 15T2

Lấy mẫu nước tại bể mái tòa nhà 15T1

Lấy mẫu nước tại bể mái tòa nhà 15T1

Lấy mẫu nước tại một số hộ dân

Lấy mẫu nước tại một số hộ dân

Cũng theo ông Phương, phía Xí nghiệp chỉ ký hợp đồng trực tiếp cấp nước cho ban quản lý tòa nhà là Công ty VINACONEX 3 chứ không ký với các hộ dân, nên trách nhiệm về quản lý nguồn nước, đường ống là chỉ đến vị trí đồng hồ tổng của tòa nhà. Còn phía ban quản lý tòa nhà chịu trách nhiệm về đường ống, bể ngầm, bể mái để phân phối nước cho từng hộ dân.
 
“Nếu nước chúng tôi cung cấp đến đồng hồ tổng mà đảm bảo an toàn, còn nước đến các hộ dân mà bị vẩn đục, mất vệ sinh là trách nhiệm của ban quản lý tòa nhà họ phải tiến hành kiểm tra đường ống, thau rửa và khử trùng bể ngầm, bể mái định kỳ. Tuy nhiên nói như vậy không có nghĩa là chúng tôi không có trách nhiệm, khi nghe phản ánh như vậy chúng tôi vẫn phối hợp với ban quản lý tòa nhà để cùng điều tra nguyên nhân. Nếu nguồn nước mà bị bẩn do hệ thống bể chứa và đường ống của tòa nhà mà ban quản lý tòa nhà không tiến hành xử lý thì chúng tôi sẽ nhất định từ chối cung cấp nước cho họ” - ông Phương nói.

Sau khi tiến hành thanh kiểm tra tào bộ bể ngầm, bể mái của tòa nhà 15T1 và 15T2 , ông Phương cho biết thêm, ông cũng đang rất “đắn đo” về cách mà ban quan lý tòa nhà thau rửa bể, rồi khâu thiết kế xây dựng bể mái. Tại 2 tòa nhà này, cổ bể mái đơn vị làm thấp hơn so với tường chắn xung quanh của mái bể, nên rất nhiều khả năng mưa lớn nước sẽ cùng với cáu bẩn của mặt bể tràn xuống. Tại bể mái của tòa nhà 15T2 nước thường xuyên đọng lại trên mái bể không thoát hết được, nguy cơ ngấm xuống bể là việc phải tính đến vì mái bể đơn vị thi công thường không xử lý chống thấm.

Nước thường xuyên ứ đọng trên mặt bể mái tại tòa nhà 15T2

Nước thường xuyên ứ đọng trên mặt bể mái tại tòa nhà 15T2
“Sau đợt kiểm tra này, mặc dù chưa kết luận chính xác nguyên nhân gây ra hiện tượng nước đen đục trong thời gian vừa rồi, nhưng nhiều khả năng là do hệ thống bể ngầm, bể mái của tòa nhà. Chúng tôi đã yêu cầu ban quản lý tòa nhà phải tiến hành thau rửa bể ngay, kiểm tra đường ống và chúng tôi sẽ phối hợp hỗ trợ cử người xuống hướng dẫn làm cùng, sau đó tiến hành khử trùng tại vị trí các bể này. Mong muốn làm sao bà con được dùng nguồn nước đảm bảo, an toàn” - ông Phương nói.

Nguyễn Dương

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm