1. Dòng sự kiện:
  2. Metro số 1 TPHCM

Điện Biên:

Nơi qua suối bằng túi nilon: “Có cầu mới rồi, mừng cái bụng lắm!”

(Dân trí) - Ở nơi biên giới giáp Lào, việc đi lại tại bản Sam Lang, xã Nà Hỳ, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên có thể nói là nguy hiểm “độc nhất vô nhị” khi người dân phải chui vào túi nilon để qua suối. Nay có cầu mới, người dân Sam Lang “mừng cái bụng lắm!”.

Câu chuyện phải qua suối bằng túi nilon có lẽ sẽ còn kéo dài mãi mà chẳng ai biết đến nếu như không có clip của cô giáo cắm bản Tòng Thị Minh gửi tới báo Tuổi trẻ TPHCM hồi giữa tháng 3 vừa qua. Và chuyện đã sớm kết thúc có hậu khi người đứng đầu ngành giao thông vận tải (GTVT) - Bộ trưởng Đinh La Thăng - nói lời cảm ơn cô giáo Minh và nhanh chóng quyết định làm 1 cây cầu treo tại đây.

Cùng đoàn công tác của Bộ GTVT vượt gần 800 cây số từ Hà Nội đến với bản sâu xa nhất của tỉnh Điện Biên, chúng tôi hoàn toàn choáng ngợp bởi bao quanh nơi ở của những người con của núi rừng ấy là những ngọn núi cao chót vót với duy nhất một lối đi vắt vẻo như giỡn mặt tử thần.

Người dân bản Sam Lang trong buổi khánh thành cầu treo

Người dân bản Sam Lang trong buổi khánh thành cầu treo

Nơi vùng cao biên giới này, bản Sam Lang có 140 hộ dân sinh sống, thuộc 3 dân tộc là Dao, Mông và Thái. Hôm biết tin khánh thành cầu mới bắc qua suối (5/5), từ sáng sớm tinh mơ dân bản đã rủ nhau đi xem cầu với xúng xính áo váy như đi hội, ai nấy đều vui mừng hớn hở!

Bà Chở Lai Chiên (76 tuổi), người dân tộc Mông, cho hay: “Từ thủơ sinh ra toàn lội suối để đi, hôm nay có cái cầu mới thích quá, con cháu không phải lội suối nữa, mưa lũ chúng nó không phải chui vào túi nilon để đi học nữa, mang ngô đi bán mua gạo, mua muối. Mừng cái bụng lắm!”.

Dẫn theo hai đứa cháu nội đi xem khánh thành cầu mới, bà Chiên bảo: “Bố chúng nó 3 năm đưa trẻ con trong bản qua suối, hôm nay nó đi bản khác làm thuê rồi”.

Có cầu để đi, bà Sồng Thị Só ở bản Sam Lang cũng vui mừng nói với phóng viên: “5 đứa con vẫn phải chui vào túi bóng để qua suối đi học, tôi đi chợ khi nước lớn cũng phải chui vào túi qua suối. Từ nay có cầu rồi, thích lắm!”.

Không chỉ người dân thôn bản mới dùng cách đi lại “độc nhất vô nhị” bằng túi nilon mà các thầy cô giáo cắm bản mỗi lần đi vận động học sinh đến trường cũng phải chui vào túi nilon để nhờ người lôi qua suối. Vào mùa mưa nước lũ dâng cao, rất sợ nhưng không còn cách nào khác nên phải chấp nhận.

Được biết, vào mùa khô người dân Sam Lang ghép các ván gỗ rồi bắc tạm qua lòng suối để đi lại, vào mùa mưa ngoài cách chui vào túi nilon thì người dân bản Sam Lang còn sử dụng cách đu dây để qua suối. 

Cách trung tâm thành phố Điện Biên 180km, phải mất ít nhất 6 tiếng đồng hồ mới đi vào được đến bản Sam Lang, khi trời mưa thì đường sá càng là vấn đề lớn, thậm chí bản Sam Lang còn gần như bị cô lập nên việc đi lại vô cùng khó khăn.

Người dân bản Sam Lang trong buổi khánh thành cầu treo

Cầu treo Sam Lang được khánh thành hôm 5/5. Cầu có tổng mức đầu tư 3,5 tỷ đồng, số tiền này được doanh nghiệp tài trợ

Ở 2 đầu cầu có biển hướng dẫn bà con đi lại, chữ được viết bằng ngôn ngữ phổ thông và dân tộc

Ở 2 đầu cầu có biển hướng dẫn bà con đi lại, chữ được viết bằng ngôn ngữ phổ thông và dân tộc

Cầu được làm chắc chắn bằng thép.

Cầu được làm chắc chắn bằng thép. Đây cũng được xem là cây cầu treo đẹp và tốt nhất ở huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên

Cầu được làm chắc chắn bằng thép.

Cầu được làm chắc chắn bằng thép.

Học sinh và con dân bản Sam Lang đã có cầu mới để đi lại, chấm dứt hoàn toàn việc qua suối bằng túi nilon

Niềm vui có cầu mới rạng ngời trên khuôn mặt của những đứa trẻ Sam Lang ở miền Tây biên giới

Niềm vui có cầu mới rạng ngời trên khuôn mặt của những đứa trẻ Sam Lang ở miền Tây biên giới

Mừng cái bụng lắm!

"Mừng cái bụng lắm!"

Cầu gỗ tạm bắc qua suối sẽ được dỡ bỏ khi cầu treo Sam Lang được đưa vào sử dụng.

Cầu gỗ tạm bắc qua suối sẽ được dỡ bỏ khi cầu treo Sam Lang được đưa vào sử dụng.

Châu Như Quỳnh