(Dân trí) - Toàn huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) bị thiệt hại gần 400 ha bưởi Phúc Trạch trong cơn lũ vừa qua. Theo thống kê, người dân trồng bưởi xã Hương Trạch, huyện Hương Khê chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Hàng trăm hộ dân xót xa khi chỗ dựa kinh tế của cả gia đình giờ hoang tàn, ngổn ngang...
Xã Hương Trạch (Hương Khê) là địa phương có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc thâm canh cây bưởi. Gần 15 năm nay, người dân ở đây đầu tư lớn vào cây bưởi Phúc Trạch, 3 năm trở lại đây giống cây này đã cho bà con nguồn thu nhập ổn định, cuộc sống khấm khá.
Trận lũ dữ vừa qua đã cuốn đi tất cả hi vọng của họ. Hàng trăm hecta bưởi được người dân dày công chăm sóc giờ chỉ còn là những mảnh vườn ngổn ngang, trơ gốc, những đống củi không còn giá trị.
Theo những người dân ở đây, do địa phương nằm sát dưới chân đập thủy điện Hố Hô, nên khi đơn vị này xả lũ, dòng nước lớn chảy quá mạnh đã khiến những vườn bưởi gãy tan tành, có những cây trôi mất chỉ còn lại những hố đất lởm chởm.
Tương tự gia đình anh Hùng, gia đình ông Nguyễn Sỹ Hoàn (SN 1959) trú thôn Phú Lễ cũng có gần 50 cây bưởi Phúc Trạch dự kiến sẽ đem về cho gia đình ông gần 100 triệu đồng khi thu hoạch. Lũ đi qua khiến vườn bưởi của ông Hoàn thành một bãi đất bùn và những gốc bưởi bật gốc nằm ngổn ngang.Cùng chung cảnh ngộ với 2 gia đình trên là hàng ngàn hộ trồng bưởi, trên địa bàn huyện Hương Khê đang trắng tay bởi cơn lũ dữ vừa qua. Được biết cây bưởi không chỉ cho thu nhập về quả, mà có có nguồn thu lớn từ việc chiết cành, thế nhưng lũ dữ đã làm gãy đổ hoàn toàn cây lớn, nguồn thu này cũng không thể có trong ít năm tới.Ông Cao Viết Hòa, Chủ tịch xã Hương Trạch, huyện Hương Khê cho biết, xã Hương Trạch là xã có diện tích bưởi thiệt hại nặng nhất. “Hiện tại trận lũ vừa qua làm cho người dân trồng bưởi Phúc Trạch điêu đứng. Bước đầu xã thống kê có hơn 25.000 gốc bưởi trên diện tích 115 ha của người dân bị thiệt hại nặng, ước tính thiệt hại về kinh tế khoảng 35 tỷ đồng". - Ông Hòa nói.Có những vườn bưởi bị lũ cuốn trôi, người dân phải mất ba, bốn năm mới có thể trồng lại được. Hiện tại xã Hương Trạch chỉ biết kiểm đếm số diện tích bưởi thiệt hại và động viên bà con bám vườn chăm sóc những cây còn sót lại, cây nào còn có thể trồng lại được thì dùng tre nứa chống đỡ lên và dần sẽ tìm biện pháp khắc phục.Chị Phan Thị Huyền vừa cầm rựa chặt dọn những cây bưởi bật gốc vừa rơi nước mắt. Chị cho biết những cây mùa vừa rồi rất sai quả, gia đình chị đã trồng và chăm sóc 10 năm nay. Nhưng giờ đành phải chặt bỏ chứ không còn cách cứu vãn.Những cây chưa bị lũ cuốn đi thì quả chưa thu hoạch cũng hỏng hết.Những cây bưởi bị lũ cuốn gãy không còn giá trị, ngay cả làm củi cũng không thể.
Chị Lê Thị Hoa cho biết gốc bưởi này đã gần 20 năm. Thế nhưng nó không thể chống chịu được dòng nước quá lớn.
Những cây chưa bị lũ cuốn bật gốc cũng xơ xác thân cành, khó phát triển được.Hố đất còn lại khi gốc bưởi đã bị dòng nước nhổ lên cuốn trôi đi.
Phải mất gần chục năm nữa người dân mới có thể khôi phục lại vườn bưởi như cũ.