1. Dòng sự kiện:
  2. Thành phố Thủ Đức
  3. Máy bay quân sự rơi ở Bình Định

Những thiệt hại đầu tiên do siêu bão Sơn Tinh gây ra

(Dân trí) - Bão số 8 (bão Sơn Tinh) đã ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực đất liền và gây ra những thiệt hại đầu tiên bất chấp những nỗ lực di dân, sơ tán, bảo vệ tài sản... ở các tỉnh được gấp rút triển khai.

 
Clip bão số 8 ảnh hưởng tới đất liền và dân chuẩn bị chống bão ở Thanh Hóa (Thực hiện: Duy Tuyên)
 
Tại Thanh Hóa, khác với cơn bão số 5, con bão số 8 mưa diễn ra chủ yếu ở các huyện ven biển, còn tại các huyện miền núi vẫn chưa có mưa lớn. Đến thời điểm 18 giờ ngày 28/10, mới chỉ có một số cây cối và biển quảng cáo, bạt che chắn nhà dân ở một số địa phương bị gió làm gãy đổ, hư hỏng.

Tại trường Tiểu học Hoằng Trường, huyện Hoằng Hóa bị sập 50 m tường rào, rất may hôm nay đúng ngày nghỉ nên không có học sinh đi học. Cũng theo tìn từ Sở GD&ĐT Thanh Hóa, do ảnh hưởng bão nên ngày mai 29/10, hàng nghìn học sinh các huyện ven biển của Thanh Hóa phải nghỉ học vì mưa bão. Các địa phương chủ động trong việc cho học sinh nghỉ học khi thời tiết xấu xảy ra.

Nhiều cây cối ở thành phố Thanh Hóa cũng đã bị gãy đổ (Ảnh: Nguyễn Thùy).


Nhiều cây cối ở thành phố Thanh Hóa cũng đã bị gãy đổ (Ảnh: Nguyễn Thùy).
Nhiều cây cối ở thành phố Thanh Hóa cũng đã bị gãy đổ (Ảnh: Nguyễn Thùy).

Toàn huyện Nga Sơn đã bị mất điện từ 9 giờ sáng ngày 28/10, bên cạnh đó, nhiều diện tích nuôi ngao của địa phương này cũng bị thiệt hại do ảnh hưởng của bão.

Các huyện cũng đã chỉ đạo các lực lượng công an, quân sự huyện, thôn, xã đảm bảo an ninh trật tự và hỗ trợ dân sơ tán, bảo vệ tài sản cho nhân dân vùng sơ tán, đảm bảo lương thực, nước uống cho nhân dân.

Toàn tỉnh có 99 trạm bơm với 482 máy bơm các loại đã đóng điện hoàn toàn sẵn sàng bơm tiêu úng khi mưa lớn xảy ra.. Từ ngày 28/10, các huyện đã chỉ đạo mở toàn bộ các cống tiêu lớn để tiêu nước đệm.

Một số biển báo của người dân bị gió bẻ gãy.
Một số biển báo của người dân bị gió bẻ gãy.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát chỉ đạo chống bão tại Nga Sơn, Thanh Hóa (Ảnh: Duy Tuyên).
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát chỉ đạo chống bão tại Nga Sơn, Thanh Hóa (Ảnh: Duy Tuyên).

Để đối phó với tình hình cơn bão diễn biến phức tạp, tỉnh đã chỉ đạo các cấp các ngành thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ như tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão và mưa lũ do bão gây ra để chủ động đối phó. Chuẩn bị đảm bảo hậu cần cho dân sơ tán, đảm bảo an ninh trật tự và tài sản nhân dân vùng sơ tán.

Tiếp tục kiểm tra việc neo đậu của các tàu thuyền tại nơi tránh bão, chủ động vận hành các trạm bơm tiêu cống phục vụ tiêu úng khi có mưa lũ. Chuẩn bị sẵn sàng phương án hộ đê, hồ đập khi có lệnh báo động, sẵn sàng công tác cứu hộ cứu nạn.

Đến 17 giờ ngày 28/10, gió bắt đầu giật mạnh lên cấp 8, cấp 9.
Đến 17 giờ ngày 28/10, gió bắt đầu giật mạnh lên cấp 8, cấp 9.

Trong lúc đi thị sát và chỉ đạo công tác phòng chống bão lụt tại Thanh Hóa, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát đã nhấn mạnh, nhiều nhà dân được lợp bằng mái tôn, ngói bờ rô xi măng...có nguy cơ tốc mái, sập tiềm ẩn nguy cơ chết người cao, nên cần nắm rõ danh sách để di tản đến nơi an toàn.

Tại Quảng Bình, Chiều 28/10, Thượng tá Đinh Tiến Khâm, Đồn trường Đồn Biên phòng Ròon (Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Bình) cho biết, đường đê nối liền đảo Hòn Cỏ với Hòn La đã bị sóng xé toang.
 
Theo Thượng tá Khâm, khoảng 8h30 sáng nay, do ảnh hưởng trực tiếp của bão số 8, đường đê nối đảo Hòn Cỏ với cảng Hòn La (Khu Kinh tế Hòn La, xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, Quảng Bình) đã bị sóng biển xé toang nhiều đoạn.
 
Do ảnh hưởng của bão số 8, từ trưa ngày hôm qua (27/10) ở cảng Hòn La đã xuất hiện sóng lớn
Do ảnh hưởng của bão số 8, từ trưa ngày hôm qua (27/10) ở cảng Hòn La đã xuất hiện sóng lớn

Đoạn đường đê này có chiều tổng chiều dài 330 mét, rộng 9 mét, thân đê đắp bằng đá và được chắn bằng nhiều khối bê tông tản sóng, mỗi khối nặng 16 và 25 tấn. Tuy nhiên, do sức ép của sóng cực lớn nên đã làm cho đoạn đường này bị xé toang, có đoạn đến hơn 50m.

Được biết, trước khi có bão số 8, đơn vị thi công đã gia cố đê bằng nhiều khối bê tông tản sóng, đá hộc và rọ đá…

****
 
Đến 10 giờ sáng ngày 28/10, công tác di dời dân tại Thanh Hóa đã cơ bản hoàn thành, hàng ngàn hộ dân đã được di dời đến các trường học, công sở và các nhà dân ở khu vực cách xa mép nước. Tuy nhiên, một số người vẫn cố thủ ở nhà, chưa chịu vào nơi tránh, trú bão; chính quyền vẫn đang tiếp tục thuyết phục. Trước mắt người dân được cung cấp mì tôm và nước sạch để ăn tạm trong thời gian sơ tán.

Người dân được di dời đến trường Tiểu học xã Hưng Lộc, huyện Hậu Lộc.
Người dân được di dời đến trường Tiểu học xã Hưng Lộc, huyện Hậu Lộc.

12 giờ trưa, ghi nhận của phóng viên Dân trí tại địa bàn một số huyện ven biển ở Thanh Hóa, mưa không quá nặng hạt song gió bắt đầu đổi hướng và giật mạnh dần lên, chưa có dấu hiệu bão đã đổ bộ vào đất liền. Mọi công tác đối phó đều đã sẵn sàng.
 
Sáng nay, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát cùng lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa đã có mặt tại huyện Nga Sơn - nơi được dự báo sẽ "đón" tâm bão - để chỉ đạo công tác đối phó với cơn bão mạnh.

Người dân huyện Quảng Xương di chuyển tàu thuyền đến nơi an toàn.
Người dân huyện Quảng Xương di chuyển tàu thuyền đến nơi an toàn.

Tại một số địa phương ở Thanh Hóa thời điểm này vẫn chưa mưa (huyện Thường Xuân), thậm chí có nơi ngớt mưa trời lại hửng nắng (huyện Mường Lát). Tuy nhiên chính quyền luôn đề cao cảnh giác, vẫn sơ tán dân vùng nguy hiểm tới nơi an toàn và theo dõi sát tình hình của bão để có hương xử lý kịp thời.

Đến 12 giờ trưa nay, tại huyện Hậu Lộc mưa đã ngớt, tuy nhiên gió bắt đầu giật mạnh lên.
Đến 12 giờ trưa nay, tại huyện Hậu Lộc mưa đã ngớt, tuy nhiên gió bắt đầu giật mạnh lên.

Sơ tán...
Sơ tán... (Ảnh: Nguyễn Thùy)
Sơ tán...
Nhiều người dân xã Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc vẫn cố thủ không chịu đến nơi tránh trú bão an toàn (ảnh chụp lúc 10 giờ ngày 28/10).
Người dân huyện Tĩnh Gia chằng chống nhà cửa để đối phó với cơn bão số 8.
Người dân huyện Tĩnh Gia chằng chống nhà cửa để đối phó với cơn bão số 8. (Ảnh: Duy Tuyên)

Tại Nghệ An, sáng nay, dưới trời mưa lớn, gần 50 cán bộ, dân quân xã Quỳnh Phương (huyện Quỳnh Lưu) kết hợp cùng lực lượng Quân khu 4, đoàn phòng chống lụt bão khẩn cấp của tỉnh Nghệ An khẩn cấp di dân vùng nguy hiểm tới điểm trú bão an toàn. Bên cạnh đó đoàn còn giúp chằng chéo nhiều nhà cửa, tàu thuyền của ngư dân, đảm bảo an toàn, giảm thiểu đến mức thấp nhất những thiệt hại trong do bão gây ra. Tới thời điểm này toàn bộ các hộ dân nằm trong vùng sạt lở đã được di dời lên những nơi cao ráo.

Ông Lê Đức Cường - Chủ tịch UBND huyện Quỳnh Lưu cho biết, hiện trên địa bàn toàn huyện có khoảng 600 hộ với hơn 3.600 nhân khẩu ở các xã ven biển, nếu mưa lớn, mực nước biển dâng cao từ 3-4m là buộc phải di dời khẩn cấp.

Cán bộ giúp dân chằng néo nhà cửa...
Cán bộ giúp dân chằng néo nhà cửa...
Bảo vệ tàu thuyền (Ảnh: Nguyễn Duy)
Bảo vệ tàu thuyền (Ảnh: Nguyễn Duy)
Một số hộ dân vẫn cố thủ ch
Một số hộ dân vẫn cố thủ chưa chịu di dời.
Dùng cống bê tông chắn sóng...
Dùng cống bê tông chắn sóng... (Ảnh: Nguyễn Tình)
Mưa lớn và gió mạnh...
Mưa lớn và gió mạnh...
 
Cùng lúc này, tỉnh Ninh Bình đã quyết định trích 500 triệu đồng từ ngân sách phòng chống lụt bão của tỉnh để hỗ trợ cho việc di dân tránh bão. Trên 200 chiến sĩ công an, bộ đội biên phòng được huy động tới giúp dân sơ tán, bảo vệ tại sản...
 
Nhóm PV miền Trung

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm