1. Dòng sự kiện:
  2. Metro số 1 TPHCM
  3. Phóng hỏa quán cà phê làm 11 người chết

Những thế hệ tù chính trị Hỏa Lò với Thủ đô Hà Nội

Ngày 10/10/1954, nhân dân Hà Nội hân hoan đón mừng đoàn quân chiến thắng trở về giải phóng Thủ đô.

Sáu mươi năm đã trôi qua, Hà Nội đã có nhiều đổi thay, nhưng hình ảnh về những năm tháng đấu tranh gian khổ và cảm xúc trong thời khắc lịch sử thủ đô được giải phóng chưa khi nào phai nhạt trong ký ức của những tù nhân chính trị nhà tù Hỏa Lò.

Ngục tù Hỏa Lò tối tăm, lạnh lẽo không thể ngăn cản tinh thần yêu nước của những người tù chính trị. Vượt qua những năm tháng tù đày gian khổ, họ đã anh dũng cùng với quân, dân cả nước chiến đấu, làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, tạo tiền đề quan trọng để tiến về giải phóng Thủ đô, chấm dứt vĩnh viễn sự đô hộ của thực dân Pháp.

Nhân dịp kỷ niệm 60 năm giải phóng Thủ đô (10-10-1954/10-10-2014), Ban quản lý di tích nhà tù Hỏa Lò tổ chức trưng bày chuyên đề: "Những thế hệ tù chính trị Hỏa Lò với Thủ đô Hà Nội". Với 154 hình ảnh, tư liệu, hiện vật quý, chuyên đề tái hiện không khí sôi sục, quyết tử của quân, dân Hà Nội chiến đấu cho sự nghiệp giải phóng Thủ đô và đất nước, mở ra một thời kỳ mới trong lịch sử ngàn năm văn hiến của Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội.

Báo QĐND Online trân trọng giới thiệu đến độc giả một số hình ảnh về triển lãm chuyên đề "Những thế hệ tù chính trị Hỏa Lò với Thủ đô Hà Nội".

Phần I. Nhà tù Hỏa Lò - Nơi giam giữ các chiến sỹ yêu nước, cách mạng Việt Nam.
 
Toàn cảnh nhà tù Hỏa Lò (1896-1954).
Toàn cảnh nhà tù Hỏa Lò (1896-1954).

Toàn cảnh nhà tù Hỏa Lò (1896-1954).
Xà lim Sở Mật thám Hà Nội, nơi thực dân Pháp hỏi cung, tra tấn và tạm giam các chiến sĩ yêu nước, trước khi chuyển về giam giữ tại nhà tù Hỏa Lò.

Tòa Đại hình, nơi thực dân Pháp xét xử những người tham gia hoạt động yêu nước, cách mạng.
Tòa Đại hình, nơi thực dân Pháp xét xử những người tham gia hoạt động yêu nước, cách mạng.

Tòa Đại hình, nơi thực dân Pháp xét xử những người tham gia hoạt động yêu nước, cách mạng.
"Tất cả các kim loại được dùng phải được nhập từ Pháp và có chất lượng hàng đầu. Các ổ khóa, bản lề, ke cửa, đinh móc và các góc cửa phải là những loại có chất lượng hàng đầu và được kiến trúc sư chấp nhận. Tất cả các ổ khóa và đồ kim loại phải được đặt cẩn thận và phải khớp trong các khe và rãnh soi để sẵn." (Trích: Dự toán và điều kiện đấu thầu công trình xây dựng nhà tù Hỏa Lò).

Cổng chính nhà tù Hỏa Lò.
Cổng chính nhà tù Hỏa Lò.

Cổng chính nhà tù Hỏa Lò.
Khu Cachot (Ngục tối) (ảnh trái) của nhà tù Hỏa Lò, nơi thực dân Pháp giam tù nhân bị trừng phạt. Khu xà lim 1 của nhà tù Hỏa Lò (ảnh phải), nơi thực dân Pháp sử dụng để giam những người bị kết án tử hình.

Cổng chính nhà tù Hỏa Lò.
Hệ thống tường rào kiên cố bao quanh nhà tù Hỏa Lò: Cao 5m, dày 0,5m, phía trên có cắm mảnh chai và chăng dây kẽm gai.

Trại K của nhà tù Hỏa Lò, nơi thực dân Pháp giam giữ nam chính trị phạm.

Trại K của nhà tù Hỏa Lò, nơi thực dân Pháp giam giữ nam chính trị phạm.
Trại K của nhà tù Hỏa Lò, nơi thực dân Pháp giam giữ nam chính trị phạm.
Chòi canh được thực dân Pháp cho đặt tại bốn góc tường xung quanh nhà tù Hỏa Lò và luôn bố trí lính gác nghiêm ngặt suốt ngày đêm.
Những thế hệ tù chính trị Hỏa Lò với Thủ đô Hà Nội
Khu bếp nhà tù Hỏa Lò. ("Cơm tù nhiều khi không bằng cơm ăn mày. Khi nấu xong, nhà bếp lấy xẻng xúc vào từng lập là cho tù nhân ăn. Gạo thì để lâu ngày có mùi hôi, hết chất vitamin không thể ăn nổi".- Tự thuật của đồng chí Lê Thành - Cựu tù chính trị nhà tù Hỏa Lò).

Những thế hệ tù chính trị Hỏa Lò với Thủ đô Hà Nội
Hệ thống lưới điện cao thế và mảnh thủy tinh được cắm trên tường bao quanh nhà tù Hỏa Lò nhằm hạn chế tù nhân trốn thoát.

Máy chém mà thực dân Pháp sử dụng để chém đầu các chiến sĩ yêu nước, cách mạng Việt Nam.
Máy chém mà thực dân Pháp sử dụng để chém đầu các chiến sĩ yêu nước, cách mạng Việt Nam.

Gạch, ngói mà thực dân Pháp dùng để xây dựng và lợp mái các khu trại giam trong nhà tù Hỏa Lò.

Gạch, ngói mà thực dân Pháp dùng để xây dựng và lợp mái các khu trại giam trong nhà tù Hỏa Lò.

Phần II. Đóng góp của những thế hệ tù chính trị nhà tù Hỏa Lò với sự nghiệp giải phóng Thủ đô Hà Nội.

Gạch, ngói mà thực dân Pháp dùng để xây dựng và lợp mái các khu trại giam trong nhà tù Hỏa Lò.
Thiếu tướng Văn Tiến Dũng (cựu tù chính trị nhà tù Hỏa Lò) - Trưởng đoàn đại biểu Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam đọc diễn văn khai mạc Hội nghị Quân sự Trung Giã, ngày 4-7-1954. (Hội nghị quân sự Trung Giã có đại diện của Quân đội nhân dân Việt Nam và đại diện quân đội Pháp, thảo luận các vấn đề quy chế trao trả tù binh, thường dân bị bắt trong chiến tranh, việc tiếp quản các thành phố...)

Gạch, ngói mà thực dân Pháp dùng để xây dựng và lợp mái các khu trại giam trong nhà tù Hỏa Lò.
Đồng chí Tạ Quang Bửu (cựu tù chính trị nhà tù Hỏa Lò) đại diện chính phủ Việt Nam ký Hiệp định đình chiến ở Việt Nam tại Hội nghị Geneva năm 1954.

Gạch, ngói mà thực dân Pháp dùng để xây dựng và lợp mái các khu trại giam trong nhà tù Hỏa Lò.
Thi hành đúng Hiệp định Geneva, Chính phủ Việt Nam tiến hành chuyển quân tập kết. Nhân dân miền Bắc đón tiếp cán bộ, bộ đội và nhân dân miền Nam tập kết ra Bắc tại bến Sầm Sơn, Thanh Hóa.

Gạch, ngói mà thực dân Pháp dùng để xây dựng và lợp mái các khu trại giam trong nhà tù Hỏa Lò.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và đồng chí Trần Quốc Hoàn (cựu tù chính trị nhà tù Hỏa Lò) - Bộ trưởng Bộ Công an, Bí thư Thành ủy Hà Nội, Bí thư Đảng ủy tiếp quản Thủ đô, trao đổi công tác trước khi về tiếp quản Thủ đô Hà Nội năm 1954.

Gạch, ngói mà thực dân Pháp dùng để xây dựng và lợp mái các khu trại giam trong nhà tù Hỏa Lò.
Đoàn tù binh Việt Nam giương cao biểu ngữ, hô vang khẩu hiệu trên chuyến tàu, tỏ rõ niềm vui mừng khi sắp được trao trả.

Gạch, ngói mà thực dân Pháp dùng để xây dựng và lợp mái các khu trại giam trong nhà tù Hỏa Lò.
Sĩ quan Pháp trao đổi với sĩ quan Việt Nam về những công sở mà Quân đội nhân dân Việt Nam sẽ tiếp quản.
Gạch, ngói mà thực dân Pháp dùng để xây dựng và lợp mái các khu trại giam trong nhà tù Hỏa Lò.
Sĩ quan Pháp trao đổi với sĩ quan Việt Nam về việc tiếp quản trụ sở Bộ Tài chính (nay là trụ sở Bộ Ngoại giao).

Đoàn quân giải phóng tiến qua cầu Long Biên.
Đoàn quân giải phóng tiến qua cầu Long Biên.

Chiến sĩ giải phóng cắm quốc kỳ trên cầu Long Biên.

Chiến sĩ giải phóng cắm quốc kỳ trên cầu Long Biên.

Đoàn quân giải phóng tiếp quản nhà tù Hỏa Lò.

Đoàn quân giải phóng tiếp quản nhà tù Hỏa Lò.
Trụ sở Ty Cảnh sát thành phố vào thời điểm chuyển giao.
Trụ sở Ty Cảnh sát thành phố vào thời điểm chuyển giao.

Chiến sĩ quân đội nhân dân Việt Nam bảo vệ Phủ Toàn quyền sau khi tiếp quản.
Chiến sĩ quân đội nhân dân Việt Nam bảo vệ Phủ Toàn quyền sau khi tiếp quản.


Đoàn quân giải phóng tiếp quản ga Hàng Cỏ (nay là ga Hà Nội).
Đoàn quân giải phóng tiếp quản ga Hàng Cỏ (nay là ga Hà Nội).

Người dân Hà Nội trang trí phố phường, chuẩn bị cho ngày tiếp quản Thủ đô.
Người dân Hà Nội trang trí phố phường, chuẩn bị cho ngày tiếp quản Thủ đô.

Người dân Hà Nội trang trí phố phường, chuẩn bị cho ngày tiếp quản Thủ đô.
Trích bài thơ "Lại về" của nhà thơ Tố Hữu, sáng tác tháng 10-1954 khi Thủ đô Hà Nội được giải phóng.

Người dân Hà Nội trang trí phố phường, chuẩn bị cho ngày tiếp quản Thủ đô.
Bài hát "Tiến về Hà Nội" của nhạc sỹ Văn Cao, diễn tả không khí khi Thủ đô được giải phóng và chào đón đoàn quân chiến thắng trở về.

Đoàn xe chở các chiến sĩ bộ binh trên phố Hàng Đào, Hà Nội, ngày 10-10-1954.
Đoàn xe chở các chiến sĩ bộ binh trên phố Hàng Đào, Hà Nội, ngày 10-10-1954.

Đoàn xe chở các chiến sĩ bộ binh trên phố Hàng Đào, Hà Nội, ngày 10-10-1954.
Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện với đoàn đại biểu các tầng lớp nhân dân Thủ đô tại trụ sở Ủy ban Quân chính thành phố.

Đoàn xe chở các chiến sĩ bộ binh trên phố Hàng Đào, Hà Nội, ngày 10-10-1954.
Thiếu tướng Vương Thừa Vũ (cựu tù chính trị Hỏa Lò) đọc diễn văn tại lễ ra mắt Ủy ban Quân Chính tại Hà Nội.

Các tầng lớp nhân dân Hà Nội diễu hành qua Lễ đài tại Quảng trường Ba Đình, ngày 1-1-1955.
Các tầng lớp nhân dân Hà Nội diễu hành qua Lễ đài tại Quảng trường Ba Đình, ngày 1-1-1955.

Các tầng lớp nhân dân Hà Nội diễu hành qua Lễ đài tại Quảng trường Ba Đình, ngày 1-1-1955.
Giấy khen, huy hiệu mà Thành ủy và Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội tặng tù chính trị nhà tù Hỏa Lò vì những đóng góp cho công cuộc xây dựng và phát triển Thủ đô.
 
Phần III. Tù chính trị nhà tù Hỏa Lò với sự nghiệp xây dựng, phát triển Thủ đô Hà Nội và đất nước.
 
Những thế hệ tù chính trị Hỏa Lò với Thủ đô Hà Nội
Đồng chí Xuân Thủy (cựu tù chính trị nhà tù Hỏa Lò) - Phó trưởng đoàn đại biểu Bộ Ngoại giao phát biểu trong cuộc họp báo lên án đế quốc Mỹ can thiệp sâu vào miền Nam Việt Nam.

Đồng chí Trường Chinh và đồng chí Xuân Thủy tại kỳ họp Quốc hội khóa II, ngày 23-10-1962.
Đồng chí Trường Chinh và đồng chí Xuân Thủy tại kỳ họp Quốc hội khóa II, ngày 23-10-1962.

Đồng chí Trường Chinh và đồng chí Xuân Thủy tại kỳ họp Quốc hội khóa II, ngày 23-10-1962.
Đồng chí Xuân Thủy tiếp đón và phát biểu chào mừng đoàn đại biểu Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra thăm miền Bắc, ngày 19-10-1962.

Đồng chí Trường Chinh và đồng chí Xuân Thủy tại kỳ họp Quốc hội khóa II, ngày 23-10-1962.
Đồng chí Trần Quốc Hoàn, Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị (cựu tù chính trị nhà tù Hỏa Lò) nói chuyện với các chiến sĩ thi đua tiêu biểu tại Đại hội Anh hùng chiến sĩ thi đua lần thứ tư, tháng 12-1996.

Đồng chí Trường Chinh và đồng chí Xuân Thủy tại kỳ họp Quốc hội khóa II, ngày 23-10-1962.
Phó Thủ tướng Lê Thanh Nghị (cựu tù chính trị nhà tù Hỏa Lò) nói chuyện với các cán bộ và học sinh tiêu biểu tại Đại hội Anh hùng chiến sĩ thi đua lần thứ tư, ngày 3-12-1966.

Đồng chí Trường Chinh và đồng chí Xuân Thủy tại kỳ họp Quốc hội khóa II, ngày 23-10-1962.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Đại tướng Văn Tiến Dũng, đồng chí Trần Quốc Hoàn cùng các đại biểu dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng năm 1976.

Đồng chí Trường Chinh và đồng chí Xuân Thủy tại kỳ họp Quốc hội khóa II, ngày 23-10-1962.
Đồng chí Nguyễn Văn Trân, Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Hà Nội nói chuyện thân mật với các anh hùng, chiến sĩ thi đua về dự Đại hội thi đua 4 năm chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Thủ đô Hà Nội.

Đồng chí Trường Chinh và đồng chí Xuân Thủy tại kỳ họp Quốc hội khóa II, ngày 23-10-1962.
Đồng chí Nguyễn Văn Trân, Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Hà Nội đọc báo cáo kiểm điểm tình hình năm 1969 và đề ra những biện pháp lớn nhằm thực hiện nhiệm vụ năm 1970 của Thủ đô.

Đồng chí Trường Chinh và đồng chí Xuân Thủy tại kỳ họp Quốc hội khóa II, ngày 23-10-1962.
Buổi mít tinh kỷ niệm 35 năm ngày giải phóng Thủ đô (10-10-1954/10-10-1989) do Thành ủy, Ủy ban nhân dân và Mặt trận Tổ Quốc thành phố Hà Nội tổ chức tại Cung Văn hóa hữu nghị Việt Xô, ngày 9-10-1989.

Đồng chí Trường Chinh và đồng chí Xuân Thủy tại kỳ họp Quốc hội khóa II, ngày 23-10-1962.
Đồng chí Đỗ Mười (cựu tù chính trị nhà tù Hỏa Lò), Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng phát biểu tại buổi mít tinh kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng Thủ đô (10-10-1954/10-10-1994).
Một số hình ảnh tại triển lãm chuyên đề.


Một số hình ảnh tại triển lãm chuyên đề.


Một số hình ảnh tại triển lãm chuyên đề.
Một số hình ảnh tại triển lãm chuyên đề.

Du khách quốc tế tham quan triển lãm.
Du khách quốc tế tham quan triển lãm.

Theo Ngọc Chung

Quân đội nhân dân