1. Dòng sự kiện:
  2. Metro số 1 TPHCM

Những phận nghèo cuối cùng trên bãi rác Rù Rì

(Dân trí) - 109 hộ dân sinh sống lâu năm tại bãi rác đèo Rù Rì đã chính thức được di dời sau khi được TP Nha Trang hỗ trợ hơn 1 tỉ đồng kinh phí. Bãi rác Rù Rì đã tồn tại gần 40 năm cùng biết bao phận nghèo, sắp trở thành dĩ vãng...

Cách thành phố Nha Trang (Khánh Hòa) khoảng 5km về phía bắc, vượt qua khu nghĩa trang của thành phố khoảng chừng 500 mét, có một vùng đất ngày đêm lúc nào cũng khói bốc mịt mù, hôi thối nồng nặc, đó là bãi rác của thành phố Nha Trang. Và không biết từ bao giờ, có một xóm nhỏ mọc lên cạnh bên bãi rác khổng lồ ấy, người ta gọi là “xóm bãi rác đèo Rù Rì”.

Xóm nhỏ có chừng hơn hai chục mái nhà, được che tạm bợ bằng những miếng ván và những vật dụng người ta tìm được trong bãi rác, của những người sống bằng nghề moi rác ở đây. Có cái chỉ là chỗ ở tạm của những người nơi khác đến “hành nghề”, cũng có cái là nơi tá túc thường xuyên của một số gia đình nghèo không mảnh đất cắm dùi...

Chiều 26/9, sau gần 40 năm hoạt động, bãi rác Rù Rì chính thức không còn người nhặt rác sau khi hộ dân cuối cùng chấp nhận di dời khỏi bãi rác để tạo dựng cuộc sống mới bên ngoài. PV Dân trí đã ghi lại những hình ảnh cuối cùng ở bãi rác lớn nhất tỉnh Khánh Hòa này trước ngày nó được đóng cửa vĩnh viễn.
Những phận nghèo cuối cùng trên bãi rác Rù Rì

Ngay đầu lối vào bãi rác của thành phố du lịch Nha Trang, nằm dưới chân đèo Rù Rì có một xóm chừng hơn 20 túp lều lụp xụp của những người sống bằng nghề bươi rác kiếm miếng ăn.

Những túp lều được dựng lên bằng những tấm tôn, ván và các thứ khác được gom nhặt trong bãi rác.

Những túp lều được dựng lên bằng những tấm tôn, ván và các thứ khác được gom nhặt trong bãi rác.

Có người chỉ dựng lều nghỉ tạm qua ngày, nhưng cũng có nhiều gia đình sống hẳn ở đây.

Có người chỉ dựng lều nghỉ tạm qua ngày, nhưng cũng có nhiều gia đình sống hẳn ở đây.

Có người chỉ dựng lều nghỉ tạm qua ngày, nhưng cũng có nhiều gia đình sống hẳn ở đây.

Công việc của họ là suốt ngày đào bới; trên lưng mỗi người đeo một bình điện nhỏ và bóng đèn gắn trên mũ có để có thể làm việc đến tối.

Có người chỉ dựng lều nghỉ tạm qua ngày, nhưng cũng có nhiều gia đình sống hẳn ở đây.

Càng vào sâu trong bãi rác không khí càng đặc quánh, mùi hôi càng lúc càng nặng nề. Dưới chân là rác đủ các loại, xung quanh thì ruồi bay vo ve dày đặc và khói đốt rác lúc nào cũng âm ỉ cháy, không khí mịt mù, ngột ngạt hết sức!

Ở đây không có sự phân biệt nam hay nữ, ai cũng quần quật lao động khổ cực như nhau.

Ở đây không có sự phân biệt nam hay nữ, ai cũng quần quật lao động khổ cực như nhau.

Ở đây không có sự phân biệt nam hay nữ, ai cũng quần quật lao động khổ cực như nhau.

Cũng không có sự ưu tiên nào cho người tàn tật. Người đàn ông này phải tự chống nạng lầm lũi kiếm sống.

Và cả những em bé gái ở độ tuổi đến trường cũng theo mẹ đi nhặt rác.

Và cả những em bé gái ở độ tuổi đến trường cũng theo mẹ đi nhặt rác.

Và cả những em bé gái ở độ tuổi đến trường cũng theo mẹ đi nhặt rác.

Bên trên đống rác khổng lồ, đêm ngày ngột ngạt, mịt mù khói bụi… bầu trời vẫn xanh ngắt đến xa lạ. Những đàn cò trắng vẫn bay lượn, hình ảnh thật trái ngược với những gì đang diễn ra bên dưới.

Và cả những em bé gái ở độ tuổi đến trường cũng theo mẹ đi nhặt rác.

Quần áo của những chị phụ nữ được phơi trước căn nhà trong nắng chiều và bụi rác khi những chiếc xe rác đi vào bãi.

Tranh thủ giải trí trong khi chờ một đợt rác khác đến.

Tranh thủ giải trí trong khi chờ một đợt rác khác đến.

Tranh thủ giải trí trong khi chờ một đợt rác khác đến.

Nơi đây nguồn nước sinh hoạt cực kỳ hiếm và thiếu thốn. Những hộ dân kiếm sống ở đây cứ chiều đến là xách thùng nhựa hay xô ra đứng đầu dốc đón chiếc xe tưới cây của công ty công trình đô thị đi tưới cây trong thành phố về đi ngang qua, còn lại nước trong bồn xả ra cho bà con dùng…

Rác được nhặt đem về đổ trước hiên nhà, và lại được phân loại một lần nữa để đem đi tiêu thụ.

Rác được nhặt đem về đổ trước hiên nhà, và lại được phân loại một lần nữa để đem đi tiêu thụ.

Huỳnh Văn Nam