1. Dòng sự kiện:
  2. Phóng hỏa quán cà phê làm 11 người chết
  3. Sắp xếp bộ máy để tinh, gọn, mạnh

Những người “lặng lẽ” trong nỗi đau của cháu Hào Anh

(Dân trí) - Trong những người thân của cháu Nguyễn Hào Anh, ngoài mẹ và bà ngoại thì 3 người còn lại có mặt ở trong bệnh viện ngay từ lúc đầu và sau này có thêm cha ruột của cháu, chính là những người “lặng lẽ” nhất.<br><a href='http://dantri.com.vn/event-1493/Chau-be-14-tuoi-bi-hanh-ha-nhu-thoi-trung-co.htm'><b>&nbsp;>>&nbsp; Cháu bé 14 tuổi bị hành hạ như thời trung cổ</b></a>

Tâm sự của 2 người cha

 

Những người “lặng lẽ” trong nỗi đau của cháu Hào Anh - 1
Cha dượng của Hào Anh
 
Lúc cháu Nguyễn Hào Anh còn nằm ở Bệnh viện Đa khoa Đầm Dơi, khi chúng tôi đến, ngoài tiếp xúc với chị Phạm Thị Thoa (mẹ ruột) và bà Đặng Thị Đẹp (bà ngoại) còn có một người đàn ông rất trầm tư, hầu như không nói gì. Đó là anh Nguyễn Xuân Hùng (32 tuổi), cha dượng của cháu Hào Anh.

 

Trong khi chị Thoa, bà Đẹp trả lời rất nhiều những câu hỏi của báo chí, của người dân đến thăm cháu Hào Anh thì anh Hùng chỉ ngồi một chỗ với gương mặt khá suy tư.

 

Anh Hùng cho biết, anh và chị Thoa đến với nhau khoảng 9 năm nay và có một đứa con gái. Do hoàn cảnh khó khăn nên cách đây gần 2 năm, anh chị cho cháu Nguyễn Hào Anh đi làm ở trại tôm giống Minh Đức. Theo anh Hùng nói, do gia đình anh có quen với vợ chồng Giang, Thơm nên mới tin tưởng cho cháu Hào Anh vào làm chứ nào biết sẽ xảy ra cơ sự như thế.

 

Anh Hùng bộc bạch: “Con nó bị chính những người thân quen đánh đập ai mà không xót, không thương. Tôi cũng giận vợ chồng Giang, Thơm nhiều lắm nhưng dù gì thì sự việc cũng đã xảy ra, giờ chỉ mong cháu nó khỏe mạnh; còn vợ chồng Giang, Thơm thì chỉ nhờ vào pháp luật can thiệp, xử lý”.
 
Những người “lặng lẽ” trong nỗi đau của cháu Hào Anh - 2
Ông Tân - cha ruột của Hào Anh - tới thăm con

 

Sau này khi cháu Hào Anh chuyển về Bệnh xá Công an tỉnh Cà Mau thì có thêm sự xuất hiện của ông Nguyễn Thanh Tân, cha ruột của cháu. 14 năm nay, ông Tân mới trở về gặp mặt con. 14 năm, khoảng thời gian quá dài để mối quan hệ cha con còn sâu nặng. Hơn nữa ông Tân đã bỏ đi khi Hào Anh còn nằm trong bụng mẹ. Ông Tân trở về một cách lặng lẽ và trò chuyện với cháu Hào Anh cũng rất “lặng lẽ”.

 

Ông Tân chỉ mong cháu Hào Anh tha thứ cho lỗi lầm của mình, “vì hoàn cảnh” nên ông mới làm thế. “Tha thứ cho một người cha bỏ con cả chục năm trời!” - nhiều người dân khi biết chuyện đã tỏ thái độ không đồng cảm với ông Tân. Sau khi thăm con, ông Tân cũng lặng lẽ đi.
 
Những người “lặng lẽ” trong nỗi đau của cháu Hào Anh - 3
Những gương mặt lặng lẽ trong bệnh viện 

 

Sự im lặng và vô tư của 2 đứa em

 

Hào Anh có một người em trai sinh đôi là Nguyễn Hào Em. Hào Em thường ngồi ở một góc trong bệnh viện, mặt hay cúi xuống và khi có ai hỏi cháu chỉ nói rất nhỏ nhẹ. Chúng tôi thường phải hỏi lại 2-3 lần mới nghe được lời cháu nói. Hào Em kể Hào Anh rất ghét em. Trước đây, khi còn ở chung nhà, 2 anh em cũng thường hay “cà khịa” nhau.

 

Hào Em chỉ học hết lớp 3 thì phải nghỉ để đi phụ cha dượng làm mộc ở TP Cà Mau. Từ ngày Hào Anh đi làm ở trại tôm giống, 2 anh em rất ít gặp nhau; đúng hơn là 2 anh em chỉ gặp nhau 1 lần duy nhất ở trại tôm cho tới khi hay tin Hào Anh bị đánh và gặp lại nhau trong bệnh viện.
 
Những người “lặng lẽ” trong nỗi đau của cháu Hào Anh - 4
Hai người em của Hào Anh (ngồi) lặng lẽ giữa những người xôn xao tới thăm anh mình.

 

Hào Anh còn một người em nữa là bé Nguyễn Ngọc Trúc (6 tuổi), em cùng mẹ khác cha, đang học mẫu giáo ở TP Cà Mau.

 

Ở độ tuổi này, bé Trúc chưa thấu hiểu nỗi đau anh mình đã phải gánh chịu, vậy nên trong bệnh viện bé vẫn rất vô tư cười đùa, vui chơi, quấn quýt bên cha và ngơ ngác nhìn khi thấy có đông người đến thăm Hào Anh.

 

***

 

Không thể nói những gương mặt “lặng lẽ” trên thiếu tình thương với Hào Anh, song nó khiến người đối diện xót xa hơn cho một gia đình vì cái nghèo là ly tán, xa cách, đến nhạt cả tình thân, để một đứa trẻ mới 14 tuổi đã phải chịu những đau đớn không thể hình dung trong suốt một thời gian dài mà không ai biết.

 

Huỳnh Hải