1. Dòng sự kiện:
  2. Thành phố Thủ Đức
  3. Máy bay quân sự rơi ở Bình Định

Bình Dương:

Những chú heo vàng đón Tết Kỷ Hợi được "chào đời" như thế nào?

(Dân trí) - Nhiều lò nung trong các làng gốm “độc tôn” tại Bình Dương đang hối hả sản xuất heo vàng để cung ứng cho cho thị trường dịp Tết Kỷ Hợi.

heodat.jpg

Heo đất được làm tại các lò gốm ở Bình Dương phục vụ thị trường Tết Kỷ Hợi.

Khoảng 10 năm trở lại đây, quá trình đô thị hóa đã đẩy người làng gốm phải đi làm thuê trong các nhà máy gốm sứ mọc lên ở Bình Dương hoặc chuyển sang buôn bán. Một vài gia đình nghệ nhân còn lưu giữ nghề tổ như kế sinh nhai với sản phẩm chủ yếu chính là heo đất. Dịp cận Tết, ở đây khá nhộn nhịp, năm nay heo vàng được các lò sản xuất hàng loạt phục vụ Tết Kỷ Hợi.

Sản phẩm từ đất độc đáo này được các lò gốm ở xã Tân Vĩnh Hiệp, thị xã Tân Uyên, Bình Dương sản xuất. Đất sét được nhào nặn đổ vào các khuôn phơi ngoài trời nắng khoảng 3 giờ, chờ đông cứng rồi đưa vào lò nung liên tục từ 10 - 12 giờ.

heodat.jpg

Đất sét được nhào nặn đổ vào các khuôn phơi ngoài trời nắng khoảng 3 giờ, chờ đông cứng rồi đưa vào lò nung liên tục từ 10 - 12 giờ.

Chị Lê Thị Tuyết (35 tuổi), chủ lò gốm làm heo đất ở thị xã Tân Uyên cho biết, ngày thường thì cơ sở làm 1.000 heo đất, ngày giáp Tết cơ sở tăng lên 1.500 heo mới đáp ứng nhu cầu thị trường. “Thứ đất sét dính như keo ở Bình Dương rất thích hợp để làm sản phẩm heo đất, những năm trước, chúng tôi chủ yếu nặn bằng tay, nay làm bằng khuôn nhanh hơn, tiện lợi và nhiều mẫu mã hơn để phục vụ nhu cầu của khách hàng", chị Tuyết chia sẻ.

Theo chị Tuyết, khi heo đất ra lò được các hộ trong làng nghề truyền thống ở phường Lái Thiêu, thị xã Thuận An nhập về trang trí màu sắc, thổi hồn Tết cổ truyền rồi bán cho các thương lái.

Những chú heo vàng đón Tết Kỷ Hợi được chào đời như thế nào? - 3

Thợ thủ công trang trí heo đất ngộ nghĩnh trước khi đưa ra thị trường.

Về “công nghệ” làm heo đất, anh Nguyễn Văn Châu (thợ làm gốm ở xã Tân Vĩnh Hiệp, thị xã Tân Uyên) kể: “Sau khi đổ đất sét vào khuôn, chỉ cần chờ trong 1-2 tiếng, người thợ có thể thu gom sản phẩm để đưa vào lò nung. Làm nghề này cực lắm, mỗi con heo, gà đất thành phẩm được chủ lò trả công chưa đến 1.000 đồng. Mỗi ngày tôi có thể làm được khoảng 200 sản phẩm”.

Theo chủ một cơ sở làm gốm tại Lái Thiêu (thị xã Thuận An) các sản phẩm heo vàng chủ yếu phục vụ thị trường các tỉnh phía Nam như TP HCM, Đồng Nai, Cần Thơ…

Những hình ảnh ghi nhận tại các lò gốm trên địa bàn Bình Dương đang hối hả sản xuất heo đất dịp Tết Kỷ Hợi:

Những chú heo vàng đón Tết Kỷ Hợi được chào đời như thế nào? - 4
heodat.jpg

Đất sét dính như keo ở Bình Dương rất thích hợp để làm sản phẩm heo đất.

Những chú heo vàng đón Tết Kỷ Hợi được chào đời như thế nào? - 6

Thợ thủ công đổ đất sét vào khuôn để tạo hình.

Những chú heo vàng đón Tết Kỷ Hợi được chào đời như thế nào? - 7

Những chú heo đất sau khi tạo hình sẽ được phơi nắng.

anh10.jpg

Chuyển heo đất vào lò nung.

Những chú heo vàng đón Tết Kỷ Hợi được chào đời như thế nào? - 9

Trước khi nung, thợ thủ công kiểm tra heo đất lại lần cuối. Những con heo đất bị lỗi sẽ được loại ra.

Những chú heo vàng đón Tết Kỷ Hợi được chào đời như thế nào? - 10

Heo đất "xếp hàng" trong lò nung.

Những chú heo vàng đón Tết Kỷ Hợi được chào đời như thế nào? - 11

Sau khi nung liên tục từ 10 - 12 giờ, heo đất được cho ra lò.

Những chú heo vàng đón Tết Kỷ Hợi được chào đời như thế nào? - 12
Những chú heo vàng đón Tết Kỷ Hợi được chào đời như thế nào? - 13

Thợ thủ công thực hiện việc trang trí từng con heo đất để cho ra thành phẩm hoàn chỉnh.

Những chú heo vàng đón Tết Kỷ Hợi được chào đời như thế nào? - 14
Những chú heo vàng đón Tết Kỷ Hợi được chào đời như thế nào? - 15

Các sản phẩm heo vàng chủ yếu phục vụ thị trường các tỉnh phía Nam như TP HCM, Đồng Nai, Cần Thơ…

Trung Kiên

Dòng sự kiện: Xuân Kỷ Hợi 2019

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm