Nhộn nhịp phố ông đồ Sài Gòn
(Dân trí) - Đã thành thông lệ, cứ mỗi dịp Xuân về, các "ông đồ”, “bà đồ” ở Sài Thành lại tụ tập về hai phố ông đồ lớn nhất thành phố là Phạm Ngọc Thạch và Nguyễn Thị Minh Khai dựng sàn, trải chiếu để chơi và bán chữ…
Tại đây phố ông đồ được thiết kế với những chiếc chõng tre, trải chiếu đỏ, vách sau treo một chiếc mành tre ngang 2m, cao 2m. Các "ông đồ”, “bà đồ” mặc áo dài đen, đội khăn đóng, chân mang guốc mộc, ngồi trên chõng thi triển bút pháp cho chữ khách tham quan.
Theo đại diện câu lạc bộ thư pháp Cung văn hóa Lao động TPHCM, chủ đạo trong thư pháp Tết năm nay là tranh đào, mai, về gia đình, cha mẹ, những câu thơ, câu đối ngày Tết và biểu tượng linh vật của năm.
Mỗi bức thư pháp nhỏ ở đây được các “ông đồ” bán từ 60 – 120 ngàn đồng, tùy vào số lượng chữ người mua muốn viết. Những bức nào được lồng kính thì có giá từ vài trăm lên dến cả triệu đồng
Chị Hoàng Thị Phụng, quận 1, tâm sự: “Việc đầu năm đi xin chữ đã có từ rất xa xưa. Đây là một truyền thống rất hay và cần được giữ gìn. Chính vì điều này nên tôi và các con thường cuối năm hay ra đây xin một câu đối về treo trong những ngày Tết. Đây cũng là cách tôi dạy các con về đạo lý làm người”.
Các bạn trẻ Sài Thành rất thích đi xin chữ khi xuân gần về
Cất bút lên trang giấy cũng là cả một nghệ thuật
Không chỉ có nằm dài để viết, các ông đồ còn nhiều kiểu để viết chữ cho đẹp
Các bà đồ cũng trổ hết tài nghệ
Ai cũng muốn viết ra thật nhiều chữ đẹp trong dịp xuân về
Những câu hướng về cha mẹ luôn được người mua tìm đến xin chữ
Ai cũng cố gắng lựa cho mình một tấm về tặng người thân
Chỉ cần 150 ngàn, bạn có được cái áo vẽ hình của bạn mặc đi chơi dịp tết
Không mua thì ta chụp lại
Nhiều người không hiểu thì tìm các cụ lớn tuổi để hỏi về thư pháp
Dù đã lớn tuổi nhưng cụ vẫn muốn chia sẻ chữ với mọi người
Rất đông người tìm đến phố ông đồ khi xuân gần về