Nhà “Bá Kiến” qua hoài niệm của cao niên làng “Vũ Đại”
(Dân trí) - Có một ngôi nhà đã tồn tại hơn 1 thế kỷ, là chứng tích cuối cùng của “tâp đoàn” phong kiến xứ Bắc kỳ. Ngôi nhà đã chứng kiến bao sự đổi thay của một vùng đất và không ít những câu chuyện mà nhiều người chưa biết đến.
Ngôi nhà 100 tuổi, 7 chủ và 2 lần “chết hụt”
Từ thành phố Phủ Lý men theo tỉnh lộ 972 dọc sông Châu khoảng 40km, chúng tôi tìm về xóm 11, xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân (xưa kia gọi là làng Đại Hoàng, xã Nhân Hậu, Phủ Lý Nhân, Hà Nam - quê hương của cố nhà văn Nam Cao), để tìm hiểu những chuyện thú vị xung quanh ngôi nhà cổ nổi tiếng của “Bá Kiến”.
Mặc dù tuổi cao sức yếu không đi tới thăm ngôi nhà Bá Kiến được nhưng cụ vẫn còn nhớ như in lịch sử về ngôi nhà cổ này. Nhà “Bá Kiến” tính đến bây giờ đã qua 7 đời chủ.
Chủ thứ nhất là cụ Cựu Hanh. Cụ Hanh là một lái buôn giàu có. Vào khoảng những năm 1910, cụ thuê gần 20 thợ nổi tiếng làm nghề mộc ở Cao Đà, Phủ Lý Nhân về làm mấy tháng trời ròng rã mới xong. Cụ Hanh để lại cho con là Trần Duy Xầm. Cụ Xầm mất đi để lại cho con cả là Cựu Cát. Cựu Cát là người chơi bời nghiện ngập rượu chè, thường hay vay nợ, sau đó Cựu Cát đã gạt nợ ngôi nhà về tay cụ Bá Bính (tên thật là Trần Bá Bính).
Cụ Bá Bính chính là nguyên mẫu của nhân vật Bá Kiến được nhà văn Nam Cao xây dựng trong tác phẩm “Chí Phèo”. Và cũng chính từ khi ngôi nhà vào tay cụ Bá Bính thì câu chuyện về ngôi nhà mới trở nên đặc biệt. Đây cũng là lý do giải thích tại sao ngôi nhà lại gắn liền với tên chủ nhân là nhà “Bá Kiến” được truyền tụng qua bao thế hệ nay.
Đến năm 2007, UBND tỉnh Hà Nam đã thương thảo với bà Trần Thị Sâm (vợ ông Hòa) để mua lại ngôi nhà với giá 700 triệu đồng. Hiện giờ ngôi nhà đang giao cho UBND xã Hòa Hậu phụ trách trông coi, và đón tiếp các đoàn khách về tham quan.
Nói về chuyện ngôi nhà 2 lần “chết hụt” thì không ai hiểu rõ câu chuyện bằng cụ Trần Bá Huấn (80 tuổi), xóm 11, xã Hoà Hậu. Chính cụ Huấn là một trong 2 du kích địa phương trực tiếp dập lửa cứu ngôi nhà khi thực dân Pháp phóng hỏa đốt.
Cụ Huấn kể lại: “Năm 1953 khi thực dân Pháp mở trận càn lớn nhằm vào các làng xã nơi đây, trong đó có làng Đại Hoàng. Khi đó tôi 19 tuổi tham gia du kích địa phương làm nhiệm vụ cắm chông. Hôm đó lúc giặc đến thì tôi và đồng chí Huỳnh trú ẩn tại một căn hầm bí mật gần ngôi nhà Bá Bính. Bọn thực dân Pháp càn tới dùng chất hóa học bôi lên cột nhà sau đó phóng hỏa đốt.
Cửa ghép bức bàn, ngoài hiên có một hàng dãi dùng (hay còn gọi là tấm liếp) chống nắng và mưa được làm bằng gỗ. Tất cả gỗ của ngôi nhà này đều bằng lim. Trên các văng, kèo, li tô được chạm khắc nhiều chữ nho, hình rồng. Đặc biệt trên nóc nhà (thượng ốc) có khắc dòng chữ nho nói về thời gian chính xác năm làm ngôi nhà.
Cùng với chương trình “Tìm lại Nam Cao”, năm 2004 tỉnh Hà Nam hoàn thành công trình nhà tưởng niệm nhà văn liệt sỹ Nam Cao. Năm 2007 ngành VHTT&DL tỉnh Hà Nam lưu giữ ngôi nhà “Bá Kiến” để góp phần cho việc nghiên cứu sự nghiệp của nhà văn Nam Cao.
Ngôi nhà “Bá Kiến” là một hiện vật quý giá, là một chứng nhân lịch sử của quê hương Nam Cao nói riêng và của dân tộc Việt Nam nói chung. Ngành văn hóa cũng đang có biện pháp trùng tu, bảo quản để phục vụ du khách đến tham quan nghiên cứu.
Về Hòa Hậu, du khách không chỉ được viếng thăm nhà tưởng niệm, mộ nhà văn liệt sỹ Nam Cao mà còn được thưởng thức ba đặc sản nổi tiếng là: Hồng Hòa Hậu thơm ngon; chuối Ngự nổi tiếng khắp cả nước và không thể quên món cá trắm đen kho cổ truyền, bởi kỹ thuật kho món cá này chỉ có người dân nơi đây làm được.