1. Dòng sự kiện:
  2. Metro số 1 TPHCM

Hậu tòa vụ tham nhũng đất đai tại Hóc Môn:

Nguyên đơn "hờ hững" với 3000 lượng vàng và 18 tỉ đồng bị chiếm đoạt

(Dân trí) - Bị khách hàng lừa vay để chiếm đoạt số tiền lớn nhưng ngân hàng vẫn không đòi bồi thường. Khi tòa tuyên kê biên tài sản mà bị cáo thế chấp để đảm bảo thi hành án, ngân hàng vẫn “bình chân như vại”. Chuyện trên chỉ có ở… Agribank Chợ Lớn.

Qua 2 phiên tòa xét xử vụ án tham nhũng đất đai xảy ra tại huyện Hóc Môn (TPHCM), càng thấy rõ những dấu hiệu “bất thường” của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Chợ Lớn (gọi tắt là Agribank Chợ Lớn) mà cấp sơ thẩm chưa xem xét tới.  

Trong vụ án này, vợ chồng Trần Thị Hà - Hà Văn Hòa, đại diện Công ty Thành Phát đứng ra vay của Agribank Chợ Lớn 3.000 lượng vàng và 18 tỉ đồng. Ngoài ra, Công ty TNHH XD&TM 12 (đơn vị tiếp quản dự án của Thành Phát) cũng đã vay tại chi nhánh này 5.000 lượng vàng bằng việc thế chấp dự án.

Án sơ thẩm buộc Hà - Hòa phải liên đới bồi thường dân sự số tiền 3.000 lượng vàng và 18 tỉ đồng. Kê biên 33 sổ đỏ mà Hà - Hòa thế chấp tại Agribank Chợ Lớn để đảm bảo thi hành án.

Khi bản án sơ thẩm tuyên, Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam đã kháng cáo nội dung tòa sơ thẩm tuyên kê biên 33 sổ đỏ trên. Trong khi đó, đơn vị có quyền lợi trực tiếp là Agribank Chợ Lớn lại không hề kháng cáo.

Thậm chí, chi nhánh ngân hàng này có một khoản vay hơn 5.000 lượng vàng từ việc thế chấp dự án của Công ty 12 chưa được trả. Khi cấp sơ thẩm kê biên tài sản trên để chuyển vào ngân sách nhà nước, đại diện Agribank Chợ Lớn cũng không có ý kiến.
Nguyên đơn "hờ hững" với 3000 lượng vàng và 18 tỉ đồng bị chiếm đoạt  - 1
Những sai phạm có hệ thống của Agribank Chợ Lớn khiến Giám đốc và Phó Giám đốc phải hầu tòa.

Tại phiên tòa, ông Trần Duy Doanh (giám đốc Công ty TNHH XD&TM 12), đơn vị trả nợ thay cho Thành Phát cho biết, sau khi việc làm ăn gian dối của Thành Phát bị vỡ lỡ, UBND TPHCM ra quyết định giao lại dự án cho Công ty 12 tiếp nhận. Đổi lại, Công ty 12 phải trả khoản nợ giúp Thành Phát.

Khi đã trả đủ số tiền cho ngân hàng, Công ty 12 tiếp tục lấy dự án thế chấp để vay hơn 5.000 lượng vàng. Theo HĐXX, đơn vin xay tiền của Công ty 12 để đầu tư dự án lại có trước khi UBND TPHCM ra quyết định chuyển giao dự án cho Công ty 12. Và chỉ 5 ngày sau khi làm thủ tục trả nợ, xin vay, ngân hàng đã giải ngân cho công ty này vay tiếp hơn 5.000 lượng vàng.

Tuy nhiên, có điểm đáng chú ý rằng, hiện nay dự án này không còn được giao cho Công ty 12. Hơn 5.000 lượng vàng vay của ngân hàng thì Công ty 12 cũng chưa trả, dù đã quá hạn nhưng ngân hàng cũng không đòi.

“Nợ vay mà khách chưa trả, ngân hàng cũng không đòi. Tài sản thế chấp của khách hàng bị kê biên để đảm bảo thi hành án cũng không kháng cáo. Đây là việc làm quá sức tưởng tượng của ngân hàng NN & PTNT Chi nhánh Chợ Lớn. Phải chăng đây là một hành vi trả nợ ảo?” - HĐXX cấp phúc thẩm nhận định.

Tại phiên tòa sơ thẩm ngày 16/8/2010, đại diện nguyên đơn trong vụ án tham nhũng đất đai tại huyện Hóc Môn, Agribank Chợ Lớn bày tỏ quan điểm không chấp nhận bản luận tội của đại diện Viện KSND về khoản tiền 3.000 lượng vàng và 18 tỷ đồng mà Viện KSND yêu cầu công ty Thành Phát trả lại. Lý do vì ngân hàng không chứng minh được thiệt hại, không có đủ cơ sở để đòi bồi thường. Đây là một trong những trường hợp hiếm gặp tại các phiên tòa khi nguyên đơn từ chối “nhận tiền” bồi thường.
 
Nguyên đơn "hờ hững" với 3000 lượng vàng và 18 tỉ đồng bị chiếm đoạt  - 2
Phó Giám đốc Hiền kháng cáo kêu oan.
 
Chưa dừng lại ở đó, hồ sơ xin vay của Công ty Thành Phát có “vấn đề”, dự án vẫn còn nằm trên giấy nhưng Agribank Chợ Lớn vẫn duyệt cho vay số tiền không nhỏ.

Việc làm này của phòng thẩm định khiến nguyên Phó Giám đốc Lưu Thị Minh Hiền phải phân trần trước tòa: “Nhiệm vụ của phòng tín dụng là nhận và làm thủ tục hồ sơ cho vay, sau đó chuyển qua phòng thẩm định để kiểm tra tính pháp lý. Nếu có sai sót, phòng thẩm định có quyền đề nghị bác. Trong quá trình thẩm định hồ sơ, không có một ai bên phòng thẩm định nói rằng hồ sơ không đủ điều kiện vay. Và căn cứ vào đó, bị cáo đã cho Công ty Thành Phát vay đúng theo quy định của ngân hàng”. 

Cũng cần nói đến sự xem thường pháp luật của ông Trịnh Thế Việt, hiện đang giữ chức Trưởng phòng Thẩm định của ngân hàng NN & PTNT Chi nhánh Chợ Lớn. Trong khi vụ án đưa ra xét xử, cả 2 phiên tòa đều có giấy triệu tập nhưng ông này lại cố tình vắng mặt.

Những việc làm có dấu hiệu bất thường của Agribank Chợ Lớn đến nỗi chủ tọa tòa phúc thẩm cũng phải thốt lên: “Đây là việc làm quá sức tưởng tượng của tôi”.

Công Quang