1. Dòng sự kiện:
  2. Metro số 1 TPHCM

Người xây nhà rồi tha về chổi cùn, rế rách, dậm bẹp...

Có nhà rồi, ông đi khắp làng để mua lại chổi cùn, rế rách. Vào nhà ai ông cũng sục sạo, tìm kiếm. Thấy cái nơm rách ông cũng mua, cái đó bẹp ông cũng mua.

Từ ngày còn là chủ tịch một phường ở khu phố cổ, rồi khi làm Giám đốc Trung tâm dạy nghề Hoàn Kiếm, ông Lê Tiến Định đã có một đam mê kỳ lạ: Sưu tầm những vật dụng của người nông dân.

Ông Định vốn quê ở làng Đôn Thư (Kim Thư, Thanh Oai, Hà Nội). Ông lớn lên với đồng ruộng lam lũ, với tuổi thơ chăn trâu, cắt cỏ, lặn ngụp với con tôm, con cá ngoài đồng. Những ký ức đó ám ảnh ông cho đến tận bây giờ, khi con cái đề huề, tiền bạc đã rủng rẻng.

Người xây nhà rồi tha về chổi cùn, rế rách, dậm bẹp...
Ngôi nhà ông Định dựng, là "bảo tàng nông dân".

“Làng quê nghèo quá, mấy anh chị em nhà tôi thoát ly ra Hà Nội hết. Quê cha đất tổ chẳng còn ai ở. Lúc đó khó khăn quá, nên bán cả đất hương hỏa đi. Đến lúc có tuổi, có miếng ăn, những ký ức tuổi thơ đói khổ mà đẹp cứ hiện về, khiến lòng quặn thắt, đau đáu. Dù chẳng còn mảnh đất cắm dùi ở quê, nhưng thi thoảng tôi vẫn phóng xe về, để được nhìn đồng ruộng, giếng nước, gốc đa.

Người xây nhà rồi tha về chổi cùn, rế rách, dậm bẹp...
Ông Định và thiết bị cắt lúa của người nông dân xưa.

Rồi tôi thấy người dân giàu lên, khắp nơi hiện đại hóa, công nghiệp hóa, những vật dụng thủ công của người nông dân vốn in đậm trong ký ức tuổi thơ của tôi cứ mất dần. Cái nơm, cái dậm bị đạp bẹp làm củi đun. Lưỡi cày bán sắt vụn. Rồi sau này, bọn trẻ trong làng sẽ chẳng biết gầu tát nước là gì, quay tơ ra sao, cối giã gạo thế nào, doa tưới nước… Thế là ý tưởng lập một bảo tàng nông dân hiện lên trong đầu tôi. Nghĩ đến là tôi làm luôn” – ông Định tâm sự.

Người xây nhà rồi tha về chổi cùn, rế rách, dậm bẹp...
Giã gạo.
Người xây nhà rồi tha về chổi cùn, rế rách, dậm bẹp...
Đồ sàng sảy gạo.

Trình bày ý tưởng ấy với vợ con, ông nhận được sự phản đối. Nhưng đã quyết rồi, thì ông cứ làm bằng được.

Việc đầu tiên là ông gặp người mua đất hương hỏa nhà ông từ mấy chục năm trước. Ông trình bày khát vọng của mình. Người chủ đất, cũng là hàng xóm thân tình thông cảm bán lại cho ông.

Có đất rồi, ông Định dựng một ngôi nhà kiểu cổ. Ngôi nhà không lớn lắm, nhưng phải làm đi làm lại, sửa sang mấy lần mới đúng ý tưởng của ông. So với bây giờ, đó là ngôi nhà nhỏ xíu, nhưng với 100 năm trước, đó là ngôi nhà của tầng lớp trung lưu, mang đậm hồn quê Việt. Trong nhà, ông bố trí đầy đủ sập gụ, tủ chè.

Người xây nhà rồi tha về chổi cùn, rế rách, dậm bẹp...
"Áo" che mưa nắng của nông dân xưa.
Người xây nhà rồi tha về chổi cùn, rế rách, dậm bẹp...
Gầu tát nước.

Có nhà rồi, ông đi khắp làng để mua lại chổi cùn, rế rách. Vào nhà ai ông cũng sục sạo, tìm kiếm. Thấy cái nơm rách ông cũng mua, cái đó bẹp ông cũng mua. Những món đồ quý, do cha ông để lại thì họ bán, còn mấy cái liềm cùn, cưa gãy lưỡi, thì họ toàn cho không.

Bà con chòm xóm thấy ông Định săn tìm thúng mủng, mẹt, dậm thì buồn cười lắm. Ối người đồn thổi ông này bị hâm, đang sống giàu có ở Hà Nội, tự dưng bỏ về quê dựng nhà rồi tha toàn thứ vớ vẩn về chất trong nhà.

Người xây nhà rồi tha về chổi cùn, rế rách, dậm bẹp...
Đồ của nông dân.
Người xây nhà rồi tha về chổi cùn, rế rách, dậm bẹp...
Đồ của thợ mộc.

Thu gom không thiếu món đồ gì của người nông dân Bắc Bộ, thì ông Định tìm lên miền núi, săn tìm công cụ nông nghiệp của người dân tộc. Ông vào tận trong Nam để thu gom công cụ nông nghiệp, vật dụng sinh hoạt của người nông dân.

Người xây nhà rồi tha về chổi cùn, rế rách, dậm bẹp...
Mâm cơm người xưa.

Sau 20 năm tìm kiếm, săn lùng công cụ lao động, sinh hoạt của người nông dân, giờ đây, căn nhà, mảnh sân nơi quê cũ của ông đã chất kín. Ước mong của ông, là sẽ biến ngôi nhà mình thành bảo tàng, là nơi sau này mọi người tìm đến, để tìm hiểu cuộc sống của tổ tiên mình. Bảo tàng nhỏ này sẽ là lớp học sinh động nhất với các em học sinh.

Ước mong của ông Định chỉ đơn giản như vậy. Đơn giản như tuổi thơ lam lũ của ông.
Theo Duy Toan
VTC