1. Dòng sự kiện:
  2. Metro số 1 TPHCM
  3. Phóng hỏa quán cà phê làm 11 người chết

Người phát ngôn BNG: Phóng viên nước ngoài hài lòng từ Internet tốc độ cao tới công tác vệ sinh

(Dân trí) - Tại Trung tâm báo chí của Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều, Internet luôn chạy “vù vù”. Thậm chí, nếu phóng viên gặp trục trặc về kết nối do phần cứng, luôn có sẵn nhân viên kỹ thuật của Viettel lập tức hỗ trợ. Nếu đói, đồ ăn đặc sản miễn phí luôn sẵn sàng…

Đối với cánh nhà báo tác nghiệp tại các hội nghị quốc tế lớn, đường truyền Internet luôn là nỗi ám ảnh. Tác nghiệp với số lượng hàng nghìn người trong một không gian hẹp, chuyện đường truyền bị chậm mạng di động bị nghẽn hoặc thiết bị của phóng viên gặp trục trặc là bình thường. Thế nhưng, riêng ở Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều, mọi chuyện lại rất khác.

Trước khi diễn ra hội nghị, Viettel – đơn vị tài trợ chính về đường truyền và CNTT trong suốt thời gian diễn ra hội nghị, đã chuẩn bị đảm bảo dự phòng cáp và thiết bị gấp 3 lần so với yêu cầu của Ban tổ chức là dự phòng 1+1, đảm bảo hơn 2.000 mạng lan, hàng chục smallcell và wifi, chưa kể xe cơ động.

thuong-dinh2.jpg

Đây là lý do mạng Internet ở trung tâm báo chí luôn chạy “vù vù”, đảm bảo mọi nhu cầu về đường truyền live stream hoặc làm trực tiếp với các đài truyền hình quốc tế… Và tất nhiên, mạng di động tại đây cũng luôn thông suốt và không có biểu hiện bị nghẽn.

Trước hội nghị, Bộ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cam kết trong buổi họp báo, nếu hơn 3.500 phóng viên đều sử dụng Wifi, đường truyền vẫn đáp ứng đủ và cung cấp tốc độ tối thiểu là 5 MB/s; đường truyền quốc tế cũng sẽ được đảm bảo ở mức thấp nhất là 3 MB/s.

Ngoài ra, trung tâm báo chí còn có 1.500 điểm truy cập Internet cố định. Tốc độ đường truyền quốc tế với mạng có dây là 10 MB/s trong khi dùng thông thường là 20 MB/s. Đường truyền vào khu vực báo chí đạt 80 GB/s trong khi đường truyền đi quốc tế là 40 GB/s.

Trong thực tế, tốc độ Internet, chất lượng mạng di động và nhiều yếu tố khác phục vụ phóng viên còn cao hơn nhiều so với cam kết.

thuong-dinh1.jpg

Chịu trách nhiệm cho hệ thống mạng ở Khu B của Trung tâm Báo chí, nơi tập trung toàn bộ phóng viên các báo đài Hàn Quốc và đội phóng viên chuyên trách Nhà Trắng, các chuyên viên kỹ thuật của Viettel có những ngày không ngủ. Dù đường truyền và wifi đạt tốc độ cao, họ vẫn liên tục rà soát để đảm bảo không có bất cứ vấn đề nào xảy ra với hệ thống.

Thực tế, hệ thống không gặp vấn đề nhưng trong ngày 27/2, khi các phóng viên tập trung đổ dồn về Trung tâm Báo chí thì tình trạng lỗi kết nối xảy ra với một số máy tính. Ngay lập tức, mạng có dây được Viettel huy động để xử lý.

Với những phóng viên dùng laptop mỏng, hiện đại, không có cổng cắm dây Internet, nhân viên kỹ thuật phát miễn phí bộ chuyển để họ có thể vào mạng ngay. Sau đó, nguyên nhân được phát hiện là bắt nguồn từ các thiết bị phát wifi cá nhân của nhiều phóng viên, khiến hệ thống mạng bị xung đột và gián đoạn kết nối. Nhờ việc nhân viên luôn túc trực 24/24 ở trung tâm báo chí, kể cả trục trặc phát sinh không phải do mạng Internet (do phần cứng) cũng được họ tham gia hỗ trợ ngay lập tức để tác nghiệp của các phóng viên không bị ảnh hưởng.

Chia sẻ với chúng tôi, bà Thanh Ha Tran là phóng viên gốc Việt đang làm cho Đài phát thanh Quốc tế RFI của Pháp cho biết, chưa ở đâu phóng viên được "chiều" như đưa tin Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 2. Bà Thanh Ha Tran từng tham dự rất nhiều sự kiện quốc tế lớn, trong đó có cả Liên hoan phim Cannes danh tiếng của Pháp.

thuong-dinh3.jpg

Trên thực tế, ở nhiều sự kiện quốc tế lớn khác, dù có rất nhiều tiền phục vụ công tác tổ chức, nhưng các nhà báo cũng không nhận được sự đối đãi đặc biệt như ở Việt Nam bởi họ chỉ làm đúng theo các chuẩn được đưa ra.

Việc hỗ trợ thiết bị kết nối mạng trong khi đó không phải là lỗi đường truyền hoặc sửa cả trục trặc liên quan đến máy tính giúp phóng viên sẽ không nằm trong phạm vi công việc. “Họ rất nhiệt tình và mến khách nên giúp đỡ chúng tôi chứ không phải là trách nhiệm của họ”, một phóng viên quốc tế chia sẻ sau khi được nhân viên Viettel trợ giúp.

Bà Lê Thị Thu Hằng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam – Giám đốc Trung tâm Báo chí Quốc tế nói: “Không chỉ từ đường truyền Internet với tốc độ rất cao, phóng viên nước ngoài đến Trung tâm Báo chí Quốc tế còn cảm thấy hài lòng về mọi thứ, từ những điều nhỏ nhặt nhất như công tác vệ sinh. Họ kể với tôi rằng họ vô cùng phấn khích khi biết những ẩm thực đặc sản nổi tiếng nhất của Hà Nội được phục vụ miễn phí. Đây là sáng kiến, sự đóng góp vô cùng quan trọng của thành phố Hà Nội, đặc biệt là Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Đức Chung”.

Đúng như bà Hằng đã chia sẻ, nhiều phóng viên nước ngoài tại Trung tâm Báo chí Quốc tế cho biết họ rất hài lòng với công tác tổ chức của phía Việt Nam. Những thắc mắc, yêu cầu của họ, dù là nhỏ nhất, đều nhanh chóng được ban tổ chức giải đáp và giải quyết.

Ngoài đồ ăn miễn phí, phóng viên trong và ngoài nước còn được phục vụ miễn phí trên hệ thống xe buýt công cộng, xe BRT của thủ đô Hà Nội. Chiếc thẻ tác nghiệp cũng chính là tấm vé. Ngoài ra, luôn có sẵn xe buýt 2 tầng để phục vụ phóng viên muốn tham quan thủ đô. Xe taxi miễn phí cũng được bố trí sẵn ở Trung tâm báo chí để đưa phóng viên tới các địa điểm tác nghiệp… Đây là điều mà nhiều phóng viên chưa từng được trải qua trong những lần tác nghiệp trước đó.

Một điểm rất đặc biệt là phía trong các khu vực tác nghiệp của Trung tâm Báo chí gần như không nhìn thấy thùng rác. Cứ một thời gian, những người chịu trách nhiệm đảm bảo vệ sinh lại đi một lượt để bỏ đi những chai, lọ đã qua sử dụng phía trên mặt bàn. Điều này khiến nhiều người liên tưởng tới phong cách phục vụ trong các nhà hàng hơn là trong một khu vực tác nghiệp.

Một điểm rất đặc biệt là phía trong các khu vực tác nghiệp của Trung tâm Báo chí gần như không nhìn thấy thùng rác. Cứ một thời gian, những người chịu trách nhiệm đảm bảo vệ sinh lại đi một lượt để bỏ đi những chai, lọ đã qua sử dụng phía trên mặt bàn. Điều này khiến nhiều người liên tưởng tới phong cách phục vụ trong các nhà hàng hơn là trong một khu vực tác nghiệp.

Nguyễn Thanh