1. Dòng sự kiện:
  2. Nổ xưởng gỗ ở Đồng Nai
  3. 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Người Hà Nội dọn nhà cho sỹ tử ở trọ miễn phí

(Dân trí) - Để giúp đỡ những sỹ tử có hoàn cảnh khó khăn, nhiều gia đình ở Hà Nội đã dọn dẹp phòng, dành chỗ ăn, ở miễn phí cho các em…


Nhà rộng rãi lại gần các địa điểm thi nên ngay từ những ngày đầu của đợt thi đại học, cô Hương – nhà G2 – 165 Mai Dịch – Cầu Giấy, đã chuẩn bị dọn phòng, liên hệ các địa điểm thi để hỗ trợ miễn phí chỗ ở cho các em học sinh có Ũoàn cảnh khó khăn. Để tiết kiệm diện tích, hỗ trợ được nhiều chỗ ở miễn phí, con trai cô Hương cũng tình nguyện dải chiếu, dồn vào phòng mẹ ngủ.

Hàng ngày, đích thân cô dậy sớm, nấu ăn sáng rồi chở các thí sinh đến địa điểm thi. Thᶥu hiểu hoàn cảnh xa nhà vất vả lại chịu áp lực ôn thi, nên cô luôn quan tâm, động viên các em từng chút một. Điều đáng nói, là tất cả công việc này đều được cô làm một cách tự nguyện và hoàn toàn miễn phí.

Chia sẻ về ý tưởng của mǬnh, cô Hương thành thật: “Tôi cũng từng có con trai đi thi đại học nên rất thấu hiểu nỗi vất vả của những bậc phụ huynh. Nhiều khi đọc báo, thấy có rất nhiều trường hợp gia đình phải ăn ngủ tại địa điểm thi, hay trong những căn phòng trọ tồi tàn, rất cực.

Người Hà Nội dọn nhà cho sỹ tử ở trọ miễn phí
Cô Hương cho biết, nhà mình có thể dành chỗ cho từ 10 – 15 em học sinhĠnên trong các đợt thi tiếp theo, sỹ tử nào có nhu cầu có thể liên hệ đến địa chỉ gia đình.

Thế nên, khi thấy con trai ngỏ ý đi tiếp sức mùa thi cùng CLB tình nguyện, tôi cũng hào hứng hưởng ứng ngay. Tôi bảo con, mẹĠcũng sẽ cùng con tham gia tiếp sức các bạn sỹ tử”. Nói là làm, ngay sau đó, hai mẹ con cô Hương bắt tay vào thực hiện ý tưởng chỗ ở miễn phí cho học sinh nghèo.

Nguyễn Thị Nhung (Thanh Liêm – Hà Nam) là một trong những sỹ tử đang được cô Hương giúp đỡ ăn ở miễn phí. Tâm sự sau ngày đầu tiên, Nhung xúc động chia sẻ, nhà nghèo lại đông anh chị em, nên để có tiền cho em thi đại học, bố mẹ đã phải vay mượn, bán thóc nhưng cũng chỉ được 500 nghìn đồng làm lộ phí.

<Ű>Thương con, nên cả gia đình cứ bàn bạc mãi mà chưa thể thống nhất sẽ xoay sở ra sao với số tiền này. Thấy thế, Nhung đã quyết tâm sẽ lên Hà Nội dự thi một mình. Rất may, khi đang lang thang ở bến xe dò hỏi thông tin nhà trọ, Nhung được các anh chị TNVč giới thiệu đến gia đình cô Hương: “Lúc đi thi, em chỉ ước có một chỗ ngả lưng tạm cũng là may lắm rồi, không ngờ lại được cô Hương tạo điều kiện, giúp đỡ rất tận tình. Thậm chí cô còn nấu ăn, đưa em đến tận địa điểm thi. Điều này làm em vô cùng xúc độŮg và biết ơn…”.

Cô Hương cho biết, nhà mình có thể dành chỗ cho từ 10 – 15 em học sinh nên trong các đợt thi tiếp theo, sỹ tử nào có nhu cầu có thể liên hệ đến địa chỉ gia đình.

Gia đình cô Nguyễn Thị Bích (53 Ŵuổi, trú tại số nhà 57A Cửa Đông, Hà Nội) cũng là một trong số những địa chỉ quen thuộc của những em học sinh nghèo mỗi mùa thi đại học. Bắt đầu thực hiện ý tưởng thiện nguyện của mình từ năm 2009, đến nay căn nhà của cô Bích đã đón hàng trăm lượt sỹ tᷭ, phụ huynh đến trọ học.

Căn phòng rộng hơn 50m2, được cô bố trí hai giường ngủ, với điều hòa, tủ lạnh cũng như bếp đun nấu, bát đũa để thuận tiện cho các sỹ tử đến tá túc tại gia đình mình. Thậm chí, cô Bích cũng cẩn thận giặt giũ chăn, gối và gấp gọn gàng đề phòng có nhiều sỹ tử đến trọ học. Trung bình, mỗi mùa thi đại học, gia đình cô thường đón từ 30 – 70 lượt học sinh đến trọ học. Hầu hết là các gia đình có hoàn cảnh khó khăn, từ các vùng quê nghèo như: Yên Bái, Lào Cai, Thšnh Hóa, Nghệ an…

Gia đình làm kinh doanh lại neo người nên mỗi mùa thi đến, cô Bích dường như bận rộn, tất bật hơn nhưng cô cho biết, được chia sẻ, giúp đỡ các em học sinh nghèo là một niềm vui và hạnh phúc lớn: “Mới đầu thấy chúngĠtôi treo biển cho ở miễn phí thì nhiều người vẫn còn dè chừng, ngần ngại. Họ cho biết, nhiều địa chỉ miễn phí nhưng khi tìm đến lại bị chủ trọ “chặt chém” tiền điện nước, ăn uống và phí sinh hoạt.

Nhưng ngay sau đó thấy mình tận Ŵâm thì họ cũng tin tưởng và thiện cảm…”. Từng giúp cho nhiều thế hệ học trò tiến tới gần hơn với ước mơ của mình, cô Bích cũng có nhiều kỷ niệm khó quên. Cách đây 2 năm, đang nửa đêm thì cô nhận được một cuộc điện thoại của một bạn học sinh quê ở Lào Cši. Vừa trình bày hoàn cảnh của mình, bạn học sinh này vừa thút thít khóc nức nở: “Tôi phải động viên mãi, cháu mới chia sẻ hoàn cảnh bi đát của gia đình, bố mẹ bị tai nạn mất hết, còn một mình nên cháu không có tiền thi đại học. Cháu xin tôi cho ăn, ở ŭiễn phí. Mặc dù khi ấy, gia đình đã tiếp nhận hơn 70 cháu đến ở nhưng tôi vẫn cố gắng tạo điều kiện giúp đỡ cháu. Sau này khi thi đỗ đại học, cháu gái này cũng gọi điện cảm ơn tôi…”.

Nhiều gia đình, trước khi đưa con về quê đã cầm tay cô rung rưng không nói lên lời, cũng có không ít những món quà của các bᶡn sỹ tử tự tay làm tặng khiến cô vô cùng xúc động. Nhớ nhất là có lần, một học sinh vẽ thư pháp tặng cô bài thơ về Mẹ. Khi được hỏi tại sao, lại dành món quá này cho cô thì bạn học sinh này thành thật: “Trong những ngày được ăn, ở miễn phí, con thấy cǴ giống như là mẹ của con nên con quyết định phải làm được một điều gì đó thật ý nghĩa…”.

Phòng trọ có gác xép, lại thoáng mát nên 2 năm nay, cứ vào mùa thi đại học, Nguyễn Thị Sen (Đình làng Phú Mỹ, Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội) lại tấŴ tả dọn phòng cho các em sỹ tử nên ở trọ miễn phí. Sen cũng tình nguyện làm “xe ôm” chở các em đến địa điểm thi: “3 năm trước, em và bố cũng phải tất tả, ngược xuôi tìm phòng trọ. May mắn được một chị đồng hương cho ăn ở miễn phí, giờ đã là sinh viên nǪn em cũng muốn làm một việc gì đó để giúp đỡ các bạn sỹ tử vơi bớt khó khăn…”.

Một mùa thi đại học đã bắt đầu khởi động, với những hành động nhỏ bé nhưng thiết thực phần nào đã giúp các sỹ tử ấm lòng, có thêm động lực để hoàn thànhĠtốt bài thi của mình.

Hà Trang – Xuân Ngọc