PhotoStory

Người dân dâng hương, tri ân Anh hùng liệt sĩ tại nghĩa trang Mai Dịch

Thực hiện: Thành Đông - Minh Quang

(Dân trí) - Hai ngày cuối tuần qua, đông đảo người dân đã đến nghĩa trang Mai Dịch (TP Hà Nội) để chăm sóc các phần mộ, dâng hương tri ân Anh hùng, liệt sĩ nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh liệt sĩ 27/7.

Người dân dâng hương, tưởng nhớ Anh hùng liệt sĩ tại nghĩa trang Mai Dịch (Video: Minh Quang).

Người dân dâng hương, tri ân Anh hùng liệt sĩ tại nghĩa trang Mai Dịch - 1

Nghĩa trang Mai Dịch nằm trên đường Hồ Tùng Mậu (phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội) được xây dựng vào năm 1956 trên diện tích 59.000m2, đây là nơi an nghỉ của 1.228 liệt sĩ và 394 nhân vật từng là ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Trung ương Đảng, các nhà khoa học, nhà văn hóa, nhà văn, nhà thơ được giải thưởng Hồ Chí Minh, các tướng lĩnh xuất sắc, anh hùng lực lượng vũ trang...

Người dân dâng hương, tri ân Anh hùng liệt sĩ tại nghĩa trang Mai Dịch - 2

Từ đầu tháng 7 đến nay, hướng tới kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh liệt sĩ 27/7 (27/7/1947-27/7/2024), ngày nào cũng có người dân tìm về nghĩa trang Mai Dịch, thành kính thắp nén hương tri ân các Anh hùng, liệt sĩ đã ngã xuống vì độc lập, tự do của Tổ quốc.

Người dân dâng hương, tri ân Anh hùng liệt sĩ tại nghĩa trang Mai Dịch - 3

Bên trong khu mộ liệt sĩ, các dãy mộ được xây thẳng hàng, lát đá xanh, có người quét dọn trông nom hàng ngày. Tại mỗi phần mộ lọ hoa cũng được thay mới, khuôn viên xung quanh đều luôn dọn dẹp sạch đẹp.

Người dân dâng hương, tri ân Anh hùng liệt sĩ tại nghĩa trang Mai Dịch - 4

Chiều 21/7, một số thân nhân của các liệt sĩ cũng đã có mặt từ khá sớm, đem theo nến, hương, hoa dâng lên để tưởng nhớ người thân.

Người dân dâng hương, tri ân Anh hùng liệt sĩ tại nghĩa trang Mai Dịch - 5

Ông Nguyễn Văn Thắng (quận Hai Bà Trưng) sau khi chăm sóc mộ của người thân rồi thắp từng nén nhang cho các phần mộ xung quanh, ông chia sẻ: "Tới đây, tôi cảm thấy rất xúc động và biết ơn. Khi chứng kiến hàng nghìn phần mộ, tôi cảm nhận được sự hy sinh lớn lao của các Anh hùng liệt sĩ. Gia đình tôi cũng có người thân là liệt sĩ, nên những ngày này càng thêm ý nghĩa với tôi".

Người dân dâng hương, tri ân Anh hùng liệt sĩ tại nghĩa trang Mai Dịch - 6

Vào dịp đầu năm và đặc biệt là ngày Thương binh liệt sĩ 27/7, chị Lê Thị Bích Hằng (quận Nam Từ Liêm) đều cùng gia đình đến thắp hương cho các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các Anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì đất nước tại tượng đài Tổ quốc ghi công. Sau đó, gia đình chị tới phần mộ riêng của người thân để dọn dẹp và thắp hương.

Chị Hằng chia sẻ thêm: "Trước đó ngày 19/7, khi hay tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần, tôi rất bất ngờ vì bản thân luôn ngưỡng mộ bác với những công lao bác đã làm cho đất nước. Tôi vô cùng biết ơn bác". 

Người dân dâng hương, tri ân Anh hùng liệt sĩ tại nghĩa trang Mai Dịch - 7

Bên cạnh đó, 394 ngôi mộ của các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các nhà khoa học, nhà văn hóa, nhà văn, nhà thơ được giải thưởng Hồ Chí Minh, các tướng lĩnh xuất sắc, anh hùng lực lượng vũ trang... được bố trí dọc theo hai bên tượng đài Tổ quốc ghi công. Hàng phía ngoài hướng ra trục chính, hai bên mỗi bên 10 hố mộ.

Người dân dâng hương, tri ân Anh hùng liệt sĩ tại nghĩa trang Mai Dịch - 8

Theo nghị định 105/2012/NĐ-CP ngày 17/12/2012 của Chính phủ quy định các thành phần cán bộ cao cấp đủ tiêu chuẩn an táng tại nghĩa trang Mai Dịch. Đó chính là cán bộ thuộc Bộ Chính trị quản lý; lão thành cách mạng trước 1945 được tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhất trở lên; các nhà khoa học, nhà văn hóa, nhà văn, nhà thơ được giải thưởng Hồ Chí Minh, các tướng lĩnh xuất sắc, anh hùng lực lượng vũ trang,...

Các cán bộ cao cấp bao gồm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng mà tang lễ được cử hành theo nghi lễ Quốc tang hay cấp Nhà nước.

Người dân dâng hương, tri ân Anh hùng liệt sĩ tại nghĩa trang Mai Dịch - 9
Người dân dâng hương, tri ân Anh hùng liệt sĩ tại nghĩa trang Mai Dịch - 10

Các phần mộ khác bố trí theo chiều ngang so với trục chính, trước mộ phần các liệt sĩ vô danh, riêng một hàng ngang nằm dọc theo phía trước của các nhà khoa học, nhà văn hóa, nhà văn, nhà thơ được giải thưởng Hồ Chí Minh... nằm cạnh hai hồ nhỏ.

Người dân dâng hương, tri ân Anh hùng liệt sĩ tại nghĩa trang Mai Dịch - 11

Bên trái tượng đài Tổ quốc ghi công, từ ô thứ nhất là phần mộ của Nguyên Thủ tướng Chính phủ Phạm Văn Đồng rồi lần lượt tới các phần mộ của các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước: Tôn Đức Thắng, Nguyễn Lương Bằng, Hoàng Văn Thụ, Nguyễn Chí Thanh, Nguyễn Duy Trinh, Trần Quốc Hoàn, Lê Thanh Nghị, Văn Tiến Dũng, Tố Hữu.

Người dân dâng hương, tri ân Anh hùng liệt sĩ tại nghĩa trang Mai Dịch - 12

Bên phải tượng đài Tổ quốc ghi công, ô thứ nhất còn trống, phần mộ từ ô thứ hai lần lượt các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước: Lê Duẩn, Phạm Hùng, Trường Chinh, Lê Đức Thọ, Hoàng Quốc Việt, Lê Khả Phiêu, Lê Văn Lương, Đào Duy Tùng, Chu Huy Mân.

Ngày 20/7, theo thông báo từ Ban Lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, tang lễ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức theo nghi thức Quốc tang, diễn ra trong hai ngày 25/7 và 26/7. 

Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức lúc 13h ngày 26/7 tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội. Lễ an táng lúc 15h cùng ngày tại Nghĩa trang Mai Dịch, TP Hà Nội.