1. Dòng sự kiện:
  2. 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Nghề câu “cọp biển”… ở Hoàng Sa, Trường Sa

(Dân trí) - Ngày 10/6, các tàu câu cá mập của ngư dân các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa đã bắt đầu cập bờ để đưa cá lên bán sau chuyến biển kéo dài một tháng. Cá mập, được coi là “hung thần của biển cả” được ngư dân Nam Trung Bộ câu ở vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa…

Nghề câu “cọp biển”… ở Hoàng Sa, Trường Sa

Tại cảng cá Hòn Rớ (TP Nha Trang, Khánh Hòa), ông Nguyễn Đức Thịnh (TP Tuy Hòa, Phú Yên), thuyền trưởng tàu cá PY 92149 TS, cho biết, chuyến biển này tàu ông câu cá nhám (tức cá mập) ở vùng biển Trường Sa. Sau chuyến biển, tàu ông Thịnh trúng 4 tấn với khoảng 60 con, sau chi phí lãi 60-70 triệu đồng.

Cá mập là loài cá rất hung dữ của biển cá, có thể một phát đớp chết người nếu không may rơi xuống biển lúc cá mập đi ngang qua. Mặc dù cá mập hung dữ là thế nhưng người dân Nam Trung Bộ thường gọi cá mập bằng một cái tên nhẹ nhàng hơn, bớt hung dữ hơn là “cá nhám”.

Bộ răng chúng rất sắc dọn, có thể đớp người nếu rơi xuống biển
Bộ răng chúng rất sắc dọn, có thể đớp người nếu rơi xuống biển
Nghề câu “cọp biển”… ở Hoàng Sa, Trường Sa - 2
Những con cọp biển nặng nửa tạ đến vài tạ một con
Những con "cọp biển" nặng nửa tạ đến vài tạ một con

Một con cá mập nặng ít nhất là nửa tạ cho đến vài tạ, được ngư dân Nam Trung Bộ câu ở vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa… Nghề câu cá mập thường được người dân ở vùng này gọi là “câu to”, để phân biệt với nghề “câu nhỏ”, tức câu các loại cá thông thường ở vùng biển gần bờ, ven bờ.

Mỗi giàn câu cá mập có thể có đến cả ngàn lưỡi câu và khi thả xuống biển kéo dài 15-20 hải lý. Mỗi lưỡi câu cá mập đường kính to bằng chiếc đũa, dây cước buộc lưỡi câu cũng to tương tự. Mồi để câu cá mập thường là các loài cá sống ở các rạn san hô ven các đảo trên biển.

Khi đi câu, ngư dân không mang theo mồi mà chạy ra đến các đảo rồi họ nhảy xuống biển bắt cá mồi như cá mú, cá đổng, cá thóc… Cá mồi được bắt sẽ đưa về tàu để đưa vào một buồng chứa nuôi sống, rồi găm vào lưỡi câu “dụ” cá mập đến ăn. Cá mập rất khôn và thường đớp mồi sống, những con cá chết nó không hề nhòm ngó, đếm xỉa tới.

Cận cảnh bộ răng hung dữ của loài cá được ví là hung thần biển cả
Cận cảnh bộ răng hung dữ của loài cá được ví là "hung thần biển cả"
Nghề câu “cọp biển”… ở Hoàng Sa, Trường Sa - 5
Ngư dân khai thác cá nhám (tức cá mập) không phải vì thịt mà cắt lấy vây bán vì giá cao
Ngư dân khai thác cá nhám (tức cá mập) không phải vì thịt mà cắt lấy vây bán vì giá cao

Cá mập tìm mồi suốt đêm và sau khi mắc câu thì được ngư dân thu câu lúc rạng sáng cho đến trưa cùng ngày. Nếu con nào chết thì họ dùng tay kéo lên, con nào sống thì dùng dùi cui, lưỡi liêm (móc câu) đánh, móc, đâm… cho máu chảy xối xả, đỏ loang biển, đến khi chúng kiệt sức mới kéo lên.

Những con cá lớn vài tạ, ngư dân phải dùng máy tời để kéo chúng lên boong. Giá trị của cá mập không nằm ở thịt mà ở bộ vi (vây) của nó. Theo ngư dân hiện mỗi kg thịt cá mập chỉ 13.000 đồng/kg, mỗi kg vây dao động 400.000-500.000 đồng/kg, thậm chí có thể đắt hơn.

Theo các chuyên gia, ở vùng biển nước ta, cá mập có nhiều ở vùng biển ven bờ 3 tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên; vùng biển Trường Sa, giàn khoan Vũng Tàu và vùng nước giáp Malaysia, Brunei và Indonesia. Cá mập cũng có nhiều ở vùng biển Hoàng Sa.

Cá mập là một nhóm cá thuộc lớp cá sụn, thân hình thủy động học dễ dàng rẽ nước, có từ 5 đến 7 khe mang dọc mỗi bên hoặc gần đầu (khe đầu tiên sau mắt gọi là lỗ thở ), da có nhiều gai nhỏ bao bọc cơ thể chống lại ký sinh , các hàng răng trong mồm có thể mọc lại được.

Ngư dân kể gặp tàu Trung Quốc ở vùng biển Trường Sa

Ngư dân Nguyễn Đức Thịnh cho biết, thời gian gần đây thường gặp các tàu của Trung QUốc ở vùng biển Trường Sa. “Tàu Trung Quốc nhiều lắm! Họ làm nghề giã cào và phá câu chúng tôi rất dữ. Khi đánh bắt, chúng tôi cách họ 3-4 hải lý và phải quan sát họ nhiều”, ông kể. “Chúng tôi khi thả câu cũng dè chừng vì nếu không cẩn thận sẽ bị họ cào mất câu”, ông nói thêm.

Viết Hảo