1. Dòng sự kiện:
  2. Metro số 1 TPHCM

Thái Bình:

Ngắm khu rừng ngập mặn có thể bị phá bỏ để làm dự án

(Dân trí) - Để kết hợp tạo mặt bằng phát triển công nghiệp – dịch vụ trong dự án Nâng bãi ổn định đê biển số 8 từ K26+700 đến K31+700 huyện Thái Thụy, UBND tỉnh Thái Bình đã trình Bộ Tài nguyên và Môi trường xin lấn 320ha biển, trong đó sẽ phá bỏ 150ha rừng ngập mặn ở huyện Thái Thụy...

Mới đây UBND tỉnh Thái Bình đã trình Bộ Tài nguyên và Môi trường báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) về dự án: Nâng bãi ổn định đê biển số 8 từ K26+700 đến K31+700 huyện Thái Thụy, để kết hợp tạo mặt bằng để phát triển công nghiệp – dịch vụ.

Dự án này sẽ lấn 320ha biển lấy mặt bằng làm công nghiệp, trong đó sẽ phá bỏ khoảng 150ha rừng ngập mặn thuộc 2 xã Thụy Hải và Thụy Xuân, huyện Thái Thụy. Việc phá bỏ 150ha rừng này tỉnh Thái Bình cũng đã phê duyệt kế hoạch sẽ trồng thay thế ở phía ngoài đê mới.

Toàn cảnh khu vực rừng ngập mặn nằm ở 2 xã Thụy Hải và Thụy Xuân, huyện Thái Thụy
Toàn cảnh khu vực rừng ngập mặn nằm ở 2 xã Thụy Hải và Thụy Xuân, huyện Thái Thụy

Vào ngày 2/2, ngày đất ngập nước thế giới, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà đã về trồng thêm cây rừng cho rừng ngập mặn tại hai xã Thụy Hải, Thụy Xuân
Vào ngày 2/2, ngày đất ngập nước thế giới, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà đã về trồng thêm cây rừng cho rừng ngập mặn tại hai xã Thụy Hải, Thụy Xuân

Tách biệt khu rừng ngập mặn ở 2 xã Thụy Xuân và Thụy Hải là một bãi bồi khá lớn
Tách biệt khu rừng ngập mặn ở 2 xã Thụy Xuân và Thụy Hải là một bãi bồi khá lớn


Theo người dân và chính quyền 2 xã Thụy Xuân và Thụy Hải, tuổi đời của khu rừng ngập mặn này khoảng trên dưới 30 năm tuổi

Theo người dân và chính quyền 2 xã Thụy Xuân và Thụy Hải, tuổi đời của khu rừng ngập mặn này khoảng trên dưới 30 năm tuổi


150ha rừng có thể sẽ bị phá bỏ để tạo mặt bằng để phát triển công nghiệp – dịch vụ chủ yếu là sú vẹt. Việc phá bỏ 150ha rừng này tỉnh Thái Bình cũng đã phê duyệt kế hoạch sẽ trồng thay thế ở phía ngoài tuyến đê mới.

150ha rừng có thể sẽ bị phá bỏ để tạo mặt bằng để phát triển công nghiệp – dịch vụ chủ yếu là sú vẹt. Việc phá bỏ 150ha rừng này tỉnh Thái Bình cũng đã phê duyệt kế hoạch sẽ trồng thay thế ở phía ngoài tuyến đê mới.

Chạy dọc tuyến đê trên xã Thụy Xuân là hàng cây ngập mặn nằm sát bờ
Chạy dọc tuyến đê trên xã Thụy Xuân là hàng cây ngập mặn nằm sát bờ


Bãi nổi nằm ngăn cách khu rừng ngập mặn.

Bãi nổi nằm ngăn cách khu rừng ngập mặn.

Người dân cho biết, khu rừng sú vẹt khoảng 30 năm tuổi không chỉ là nơi che mưa, che bão mà cũng có tác động nhất định đến sinh kế của người dân
Người dân cho biết, khu rừng sú vẹt khoảng 30 năm tuổi không chỉ là nơi che mưa, che bão mà cũng có tác động nhất định đến sinh kế của người dân


Chính quyền địa phương xã Thụy Hải cho biết, xã Thụy Hải là một xã duy nhất ở huyện Thái Thụy không làm nông nghiệp, tất cả người dân ở đây đều dựa vào biển như nuôi trồng, chế biến thủy hải sản… Nếu dự án này được phê duyệt thì sẽ có 297 hộ dân sẽ bị ảnh hưởng.

Chính quyền địa phương xã Thụy Hải cho biết, xã Thụy Hải là một xã duy nhất ở huyện Thái Thụy không làm nông nghiệp, tất cả người dân ở đây đều dựa vào biển như nuôi trồng, chế biến thủy hải sản… Nếu dự án này được phê duyệt thì sẽ có 297 hộ dân sẽ bị ảnh hưởng.

Đức Văn