1. Dòng sự kiện:
  2. Metro số 1 TPHCM

Muôn kiểu "chế" bậc tam cấp trên vỉa hè của người Hà Nội

(Dân trí) - Tại nhiều tuyến đường trên địa bàn TP Hà Nội, hàng loạt bậc thềm, bậc tam cấp lấn chiếm vỉa hè của các nhà dân đã bị lực lượng chức năng phá bỏ. Sau khi không còn bậc tam cấp xây cố định, nhiều người dân đã tìm đủ cách "chế" bậc thang kiểu khác, đặt trước cửa nhà mình...

Muôn kiểu khắc phục bậc tam cấp bị phá bỏ của người Hà Nội


Người dân dùng bao tải cát làm bậc lên xuống nhà tạm thời.

Người dân dùng bao tải cát làm bậc lên xuống nhà tạm thời.


Một số nhà dân xây bậc tam cấp thụt vào vào trong, đảm bảo không lấn chiếm vỉa hè.

Một số nhà dân xây bậc tam cấp thụt vào vào trong, đảm bảo không lấn chiếm vỉa hè.

Trước đó, ngày 10/3, tất cả các quận, huyện, thị xã trên địa bàn TP Hà Nội đều đồng loạt ra quân nhắc nhở, tuyên truyền, lập biên bản xử phạt các hành vi lấn chiếm vỉa hè, lòng đường. Hàng loạt bậc tam cấp, bậc thềm lấn chiếm vỉa hè của các nhà dân ở nhiều tuyến phố trên địa bàn Thủ đô Hà Nội đã lực lượng chức năng phá bỏ.

Theo ghi nhận của phóng viên, khi lực lượng chức năng “quét” qua các tuyến phố đã để lại một “công trường” ngổn ngang gạch vữa từ những bậc thềm, bậc tam cấp của nhà dân bị phá bỏ. Nhiều nhà dân xây dựng phần móng cao hơn nhiều so với nền đường nên việc đi lại vào nhà rất khó khăn.

Tại tuyến phố Xã Đàn (Đống Đa, Hà Nội), nhiều nhà dân trước mắt đã dùng tạm các bao tải cát, cầu gỗ, cầu sắt, các bục bê tông… để làm lối lên xuống. Bên cạnh đó, một số hộ dân đã xây bậc tam cấp thụt hẳn vào phía trong.

Ông Đinh Văn Thành (ở phố Xã Đàn, Đống Đa, Hà Nội) chia sẻ: “Với những nhà có móng cao hơn nhiều so với nền đường chưa có điều kiện làm bậc tam cấp mới thì trước mắt vẫn dùng các bao tải để làm chỗ lên xuống tạm. Cầu lên xuống bằng sắt không biết có được làm không?”.

“Nhà tôi rất cao so với mặt đường, buộc lòng chúng tôi phải sử dụng các bao cát để làm lối lên xuống nhà. Ngoài ra, nhà cháu tôi phải bỏ tiền ra mua cầu thang sắt với giá 700.000 đồng để làm lối lên xuống tạm” - ông Lưu Quốc Du (ở phố Xã Đàn, Đống Đa, Hà Nội) cho biết.


Bậc sắt...

Bậc sắt...


Bậc gỗ...

Bậc gỗ...


Lót gạch...

Lót gạch...


Dùng bục bê tông tạm thời.

Dùng bục bê tông tạm thời.


Một bậc tam cấp di động bằng sắt được làm khá cẩn thận.

Một bậc tam cấp di động bằng sắt được làm khá cẩn thận.


Cầu xe gỗ và nhiều hình thức tạm thời như trên vẫn là lấn vỉa hè!

Cầu xe gỗ và nhiều hình thức tạm thời như trên vẫn là lấn vỉa hè!

Xem: Xe cẩu dỡ mái biệt thự cổ đe doạ an toàn người đi bộ

Trước đó vài ngày, lực lượng chức năng huy động cả xe đục chuyên dụng để phá các bậc thềm tam cấp trong chiến dịch lập lại trật tự vỉa hè đô thị:

Nhiều ngày qua lực lượng chức năng quận Đống Đa liên tục ra quân lấy lại vỉa hè cho người đi bộ. Vỉa hè hai bên phố Xã Đàn bị nhiều hộ dân lấn chiếm làm bậc thềm lên xuống nhà đều bị phá bỏ. Căn cứ để phá bỏ thềm nhà lấn chiếm dựa hoàn toàn vào phần diện tích được ghi trong sổ đỏ của từng hộ gia đình.
Nhiều ngày qua lực lượng chức năng quận Đống Đa liên tục ra quân lấy lại vỉa hè cho người đi bộ. Vỉa hè hai bên phố Xã Đàn bị nhiều hộ dân lấn chiếm làm bậc thềm lên xuống nhà đều bị phá bỏ. Căn cứ để phá bỏ thềm nhà lấn chiếm dựa hoàn toàn vào phần diện tích được ghi trong sổ đỏ của từng hộ gia đình.
Phần lớn thềm nhà của các hộ dân sinh sống dọc tuyến phố Xã Đàn đều có nền nhà cao hơn so với mặt đường từ 40 - 60 cm, được xây dựng thành ba cấp.
Phần lớn thềm nhà của các hộ dân sinh sống dọc tuyến phố Xã Đàn đều có nền nhà cao hơn so với mặt đường từ 40 - 60 cm, được xây dựng thành ba cấp.
Máy khoan phá bê tông cỡ lớn được huy động để thực hiện nhiệm vụ lấy lại vỉa hè.
Máy khoan phá bê tông cỡ lớn được huy động để thực hiện nhiệm vụ lấy lại vỉa hè.
Một căn nhà tạm mới được xây dựng thêm trên phố Xã Đàn, mặt tiền ăn ra phía đường nhiều nhưng không bị phá bỏ. Cơ quan chức năng cho rằng phần xây thêm của căn nhà này vẫn nằm trong diện tích sổ đỏ.
Một căn nhà tạm mới được xây dựng thêm trên phố Xã Đàn, mặt tiền ăn ra phía đường nhiều nhưng không bị phá bỏ. Cơ quan chức năng cho rằng phần xây thêm của căn nhà này vẫn nằm trong diện tích sổ đỏ.

Chủ nhân của căn nhà 155 Xã Đàn đứng nhìn máy phá bê tông phá đi phần vỉa hè mà gia đình ông đã sử dụng trong thời gian qua. Trong khi đó gia đình bên cạnh có phần xây mới cùng với chiều dài phần vỉa hè mà gia đình ông lấn chiếm nhưng lại không bị đập bỏ.

Chủ nhân của căn nhà 155 Xã Đàn đứng nhìn máy phá bê tông phá đi phần vỉa hè mà gia đình ông đã sử dụng trong thời gian qua. Trong khi đó gia đình bên cạnh có phần xây mới cùng với chiều dài phần vỉa hè mà gia đình ông lấn chiếm nhưng lại không bị đập bỏ.


Sau khi lực lượng chức năng cùng máy móc rời đi để lại phần vỉa hè ngổn ngang vừa đập phá. Người dân tranh thủ dọn dẹp lấy lối vào nhà. Phần lớn mọi người đều ủng hộ việc lấy lại vỉa hè nhưng họ chưa bằng lòng với cách làm của cơ quan chức năng. Nhiều người cho rằng thềm nhà cũng là phần tài sản của người dân mặc dù có lấn chiếm nhưng không thể nói phá là phá ngay được.

Sau khi lực lượng chức năng cùng máy móc rời đi để lại phần vỉa hè ngổn ngang vừa đập phá. Người dân tranh thủ dọn dẹp lấy lối vào nhà. Phần lớn mọi người đều ủng hộ việc lấy lại vỉa hè nhưng họ chưa bằng lòng với cách làm của cơ quan chức năng. Nhiều người cho rằng thềm nhà cũng là phần tài sản của người dân mặc dù có lấn chiếm nhưng không thể nói phá là phá ngay được.

Người dân ngẩn ngơ khi thấy thềm nhà bị phá bỏ.
Người dân ngẩn ngơ khi thấy thềm nhà bị phá bỏ.
Toàn bộ đường ống nước của các hộ gia đình trên mặt phố Xã Đàn đều đặt ở phía ngoài. Sau khi phá bỏ phần thềm nhà thì phần ống dẫn nước này bị lộ ra ngoài. Nhiều gia đình đã phải tìm cách để khắc phục, không để ống lộ thiên gây hư hỏng.
Toàn bộ đường ống nước của các hộ gia đình trên mặt phố Xã Đàn đều đặt ở phía ngoài. Sau khi phá bỏ phần thềm nhà thì phần ống dẫn nước này bị lộ ra ngoài. Nhiều gia đình đã phải tìm cách để khắc phục, không để ống lộ thiên gây hư hỏng.

Xem: Máy đục phá thềm nhà trên phố Xã Đàn

Nguyễn Dương - Tiểu Phương - Trọng Trinh