1. Dòng sự kiện:
  2. Metro số 1 TPHCM
  3. Phóng hỏa quán cà phê làm 11 người chết

Thanh Hóa:

Mùng 6 Tết đi chợ Chuộng... đánh nhau

(Dân trí) - Đến hẹn lại lên, cứ mùng 6 Tết Nguyên đán hàng năm, người dân Thanh Hóa lại tấp nập về xóm Giang, xã Đông Hoàng, huyện Đông Sơn dự phiên chợ Chuộng mỗi năm chỉ họp một lần, xem những màn... đánh nhau nảy lửa.

Dân gian có câu: “Chết bỏ con bỏ cháu, sống không ai bỏ mùng 6 chợ Chuộng” để nói về tầm quan trọng của phiên chợ có một không hai ở vùng quê xứ Thanh này. Tương truyền vào thời nhà Lê, có một vị vua khi hành quân ngang qua vùng đất này đúng vào mùng 6 Tết Nguyên đán thì bị địch phát hiện và vây bắt. Vua bèn huy động người dân trong vùng tổ chức họp chợ nhằm che mắt giặc.
 
Mùng 6 Tết đi chợ Chuộng... đánh nhau - 1
Mua mỗi bịch cà chua với giá 5.000đ để... ném nhau

Để không bị giặc phát hiện, người dân đã ngụy trang, cất giấu vũ khí trong những gánh hàng hóa và tổ chức họp chợ bình thường. Khi quân giặc có phần chủ quan, vua phát lệnh, người dân dùng vũ khí giấu sẵn tấn công khiến quân giặc không kịp trở tay. Từ đó, để tưởng nhớ công lao của vị vua này, hàng năm cứ đến mùng 6 Tết Nguyên đán, người dân trong vùng lại tổ chức họp chợ Chuộng cầu may.

Từ mờ sáng mùng 6 Tết (năm nay nhằm ngày 8/2/2011), hàng ngàn người dân từ các xã lân cận của các huyện thuộc tỉnh Thanh Hóa cùng du khách thập phương đã tập trung tại khu vực bãi bồi ven sông Hoàng thuộc xóm Giang, tham gia phiên chợ Chuộng cầu may.

Điều đặc biệt của phiên chợ này là năm nào phiên chợ có... đánh nhau càng to thì năm đó nhân dân trong vùng sẽ càng gặp nhiều may mắn. Bởi vậy, ngay từ chiều mùng 5 Tết, nhiều người dân, nhất là lớp thanh niên trong vùng đã đi chặt gậy tre về làm vũ khí. Mỗi làng thường có từng nhóm thanh niên 20 - 30 người tụ tập cùng nhau đi chợ và sẵn sàng... chiến đấu.

Những mặt hàng được bày bán tại phiên chợ chủ yếu là những nông sản đặc trưng của vùng và những món ăn dân gian truyền thống. Trong số đó phải kể đến cà chua, một loại hàng hóa đặc biệt được bán rất nhiều tại phiên chợ để làm... vũ khí ném nhau.

Tuy nhiên, trải qua thời gian, những truyền thống tốt đẹp của chợ Chuộng đã dần mai một. Ngày nay chuyện đánh nhau không còn là một hình thức tượng trưng mà đã là dịp "hợp pháp" hiếm có để các nhóm thanh niên có tư thù trả thù nhau. Do đó những năm gần đây đã có nhiều vụ đánh nhau gây thương tích nặng tại phiên chợ.  

Những hình ảnh thú vị tại phiên chợ có một không hai ở xứ Thanh do phóng viên Dân trí ghi lại:
 
Mùng 6 Tết đi chợ Chuộng... đánh nhau - 2
Hàng ngàn người than gia phiên chợ
 
 
Mùng 6 Tết đi chợ Chuộng... đánh nhau - 3
Mua may...
 
Mùng 6 Tết đi chợ Chuộng... đánh nhau - 4
Đánh nhau là màn không thể thiếu
 
Mùng 6 Tết đi chợ Chuộng... đánh nhau - 5
 
Mùng 6 Tết đi chợ Chuộng... đánh nhau - 6
Trò ném cà chua, táo
 
Mùng 6 Tết đi chợ Chuộng... đánh nhau - 7
Đôi bạn trẻ vừa bị "ăn" cà chua nhưng vẫn cười tươi với hy vọng nhận được nhiều may mắn trong năm mới
 
Mùng 6 Tết đi chợ Chuộng... đánh nhau - 8
Bóng dáng những học sinh say sưa với trò đỏ đen 
 
Mùng 6 Tết đi chợ Chuộng... đánh nhau - 9
Lực lượng an ninh được bố trí rất đông để đảm bảo an ninh phiên chợ, đề phòng những vụ đánh nhau quá khích 
 
Mùng 6 Tết đi chợ Chuộng... đánh nhau - 10
Tuy nhiên những hậu quả đáng tiếc vẫn xảy ra
 
 
Mùng 6 Tết đi chợ Chuộng... đánh nhau - 11
bởi quan niệm của người dân địa phương là càng đánh nhau to họ càng có nhiều may mắn.
 
 Duy Tuyên
Dòng sự kiện: Chào Xuân Tân Mão 2011