1. Dòng sự kiện:
  2. Phóng hỏa quán cà phê làm 11 người chết
  3. Sắp xếp bộ máy để tinh, gọn, mạnh

"Mưa gió dị thường ở Nam Trung Bộ gây thiệt hại nặng hơn bão cấp 11-12"

Trung Thi

(Dân trí) - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp đánh giá, thời tiết cực đoan xảy ra ở Phú Yên, Bình Định là dị thường, gây thiệt hại lớn hơn ảnh hưởng của một cơn bão cấp 11-12.

Ngày 2/4, Đoàn công tác của Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng chống thiên tai do Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Nguyễn Hoàng Hiệp, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng chống thiên tai, làm trưởng đoàn, đã kiểm tra và chỉ đạo khắc phục những thiệt hại do mưa, gió lốc tại tỉnh Phú Yên.

Mưa gió dị thường ở Nam Trung Bộ gây thiệt hại nặng hơn bão cấp 11-12 - 1

Đoàn công tác của Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng chống thiên tai do Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp thăm hỏi, động viên ngư dân bị thiệt hại nặng do thời tiết cực đoan.

Đoàn công tác đã đi thực tế kiểm tra những thiệt hại về nuôi trồng, đánh bắt thủy sản do ảnh hưởng sóng biển, gió lốc tại xã An Hòa Hải (huyện Tuy An) và thăm hỏi, động viên gia đình ngư dân N.S. (40 tuổi, xã An Hòa Hải) tử vong do gió lốc.

Mưa gió dị thường ở Nam Trung Bộ gây thiệt hại nặng hơn bão cấp 11-12 - 2

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp (ngoài cùng bên trái) thăm hỏi động viên gia đình ngư dân N.S. tử vong do gió lốc.

Gió lốc làm con tàu nặng hàng tấn lật úp giữa biển

Sau 2 ngày bị gió lốc, sóng biển tàn phá, tàu cá, lồng bè nuôi tôm, ngư cụ của ngư dân ở làng biển An Hòa Hải hư hại nặng vẫn còn nằm ngổn ngang dọc bãi cát dài.

Mưa gió dị thường ở Nam Trung Bộ gây thiệt hại nặng hơn bão cấp 11-12 - 3

Tàu cá bị sóng đánh tan tác dọc bãi cát dài.

Nhiều đôi mắt đỏ hoe, buồn bã nhìn về phía biển - nơi ngư dân làng này bám víu "kiếm từng bát cơm" để nuôi gia đình và cũng là nơi chỉ trong vòng 2 giờ đồng hồ lấy đi của người dân tài sản cả đời tích góp.

Đoàn công tác Trung ương chỉ đạo khắc phục hậu quả thiên tai tại Phú Yên

Đứng bên con tàu bị sóng biển đánh tan tác, ngư dân Nguyễn Thanh Nguyên (trú xã An Hòa Hải) cho biết, để mưu sinh, anh và anh trai cùng nhau góp 600 triệu đồng để đóng con tàu 90CV vươn khơi, bám biển kiếm tiền nuôi gia đình.

Như mọi ngày, sau mỗi lần vươn khơi, tàu của anh Nguyên neo đậu tại khu vực Hòn Yến (xã An Hòa Hải). Mỗi đêm, anh Nguyên vẫn thường ra tàu vừa ngủ vừa giữ tài sản. Nhưng rạng sáng 31/3, gió và sóng biển lớn bất thường khiến con tàu lật úp, sau đó tàu bị đánh tan tành, hư hỏng gần như hoàn toàn.

Mưa gió dị thường ở Nam Trung Bộ gây thiệt hại nặng hơn bão cấp 11-12 - 4

Ngư dân Nguyễn Thanh Nguyên (mũ đỏ) thuật lại việc con tàu bị đánh úp.

"Tối 30/3 đến sáng 31/3, tôi vẫn ngủ bình thường trên tàu. Đến khoảng 5h sáng 31/3, gió và sóng bắt đầu lớn dần bất thường. Thấy con tàu chao đảo liên hồi, tôi nổ máy chạy thì bị mắc vào dây neo. Chỉ vài phút sau đó, sóng đánh úp con tàu, tôi chỉ kịp nhảy ra bơi vào bờ thoát thân" - anh Nguyên kể.

Ngoài tàu, thuyền bị hư hại, các lồng nuôi tôm hùm ươm cũng bị sóng đánh rách toạc khiến tôm chết hoặc bơi ra ngoài biển thất thoát.

Mưa gió dị thường ở Nam Trung Bộ gây thiệt hại nặng hơn bão cấp 11-12 - 5

Lồng nuôi tôm hùm ươm bị đánh rách, hư hỏng.

"Chúng tôi mong được nhà nước quan tâm hỗ trợ lại chút ít tiền vốn. Về chính sách, ngư dân xin được giãn nợ, giảm lãi suất và hỗ trợ vay vốn trở lại để có điều kiện tái sản xuất" - mất hơn 2 tỷ đồng vì tôm hùm thất thoát, ngư dân Phạm Thái mong muốn.

Công tác cảnh báo cần cụ thể hơn

Theo báo cáo của Sở NN&PTNT tỉnh Phú Yên, đợt mưa lớn kèm theo gió giật mạnh (cấp 6-7) trong 2 ngày 30 và 31/3 đã làm một người mất tích và một người tử vong do bị gió lốc cuốn tại khu vực nuôi trồng thủy sản xã An Hòa Hải.

Thời tiết cực đoan cũng làm khoảng 110 tàu đánh cá bị đắm chìm, hư hỏng nặng; 2.450 lồng/790.000 con tôm hùm ươm nuôi, 30 bè nuôi trồng thủy hải sản bị sóng đánh chìm, hư hỏng, thất thoát; 2 nhà sập hoàn toàn, 12 nhà bị tốc mái, hư hỏng và hơn 15.000 ha lúa Đông - Xuân bị ngập nước, gãy đổ.

Mưa gió dị thường ở Nam Trung Bộ gây thiệt hại nặng hơn bão cấp 11-12 - 6

Toàn tỉnh Phú Yên có khoảng 110 tàu đánh cá bị đắm chìm, hư hỏng nặng.

Sau buổi kiểm tra thực tế, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp nhận định, đợt mưa lớn kèm theo gió lốc trong những ngày vừa qua là hiện tượng thời tiết bất thường ở Phú Yên, Bình Định, có thể gọi là hiện tượng thời tiết dị thường. Hiện tượng này là do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, hiện tượng La Nina.

Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, trước đó vào ngày 28/3, các cơ quan cảnh báo của Trung ương đã có chỉ đạo, cảnh báo cho các địa phương. Tuy nhiên, đối với ngư dân vẫn có yếu tố bất ngờ, bởi đã bước vào mùa khô và đang là đầu vụ đánh bắt nhưng lại nhận một đợt mưa rất lớn, gió lốc khiến người dân không kịp trở tay, dẫn đến thiệt hại nặng hơn cả một cơn bão cấp 11-12.

Mưa gió dị thường ở Nam Trung Bộ gây thiệt hại nặng hơn bão cấp 11-12 - 7

Hiện tượng thời tiết phức tạp vừa qua ở Phú Yên gây thiệt hại lớn hơn cơn bão cấp 11-12.

"Hiện tượng thời tiết phức tạp vừa qua đã gây thiệt hại lớn cho ngành nuôi trồng, đánh bắt thủy sản ở Phú Yên, còn lớn hơn ảnh hưởng của một cơn bão cấp 11-12 tại khu vực này. Nói như vậy có căn cứ, bởi chính quyền địa phương và người dân Phú Yên đã có đủ kinh nghiệm để ứng phó khi có bão, nhưng với một trận gió lốc bất ngờ, diễn biến phức tạp trên biển như các ngày qua sẽ khó đoán, gây thiệt hại rất lớn" - ông Nguyễn Hoàng Hiệp chia sẻ.

Về việc số lượng lồng nuôi tôm hùm bị đánh hư hỏng, thất thoát, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT cho rằng, ngoài ảnh hưởng của thiên tai, việc nuôi tôm chưa tuân thủ quy hoạch, các lồng nuôi ở mức độ quá dày, khi gió xoáy các lồng sẽ va chạm vào nhau gây nhiều thiệt hại.

Mưa gió dị thường ở Nam Trung Bộ gây thiệt hại nặng hơn bão cấp 11-12 - 8

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT cho rằng cần thiết phải nghiên cứu tìm ra một vật liệu làm lồng nuôi mới, chịu được gió bão.

Bên cạnh đó, vật liệu làm lồng nuôi của người dân Phú Yên chưa chịu được thiên tai, cần thiết phải nghiên cứu tìm ra một vật liệu làm lồng nuôi mới, chịu được gió bão. Vật liệu làm lồng nuôi mới giá thành phải bằng hoặc không quá cao so với lồng nuôi vật liệu cũ, để người dân chuyển đổi.

Mưa gió dị thường ở Nam Trung Bộ gây thiệt hại nặng hơn bão cấp 11-12 - 9

Cả làng đổ ra biển ứng cứu những con tàu gặp nạn trong mưa gió lớn.

Trong thời gian tới, để tránh tổn thất do các hiện tượng thời tiết cực đoan, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp đề nghị công tác cảnh báo cần phải cụ thể hơn: "Sắp đến công tác cảnh báo phải làm rõ được gió cấp mấy, đường đi của gió như thế nào, có gió xoáy, lốc hay không. Từ dự báo này, chính quyền địa phương phải chủ động, làm tốt hơn nữa công tác thông tin, chuyển tải sớm cho ngư dân, có như vậy mới giảm được thiệt hại do thiên tai".

Ông Hiệp mong muốn chính quyền tỉnh Phú Yên khẩn trương khắc phục tốt nhất, nhanh nhất những thiệt hại, nhanh chóng có chính sách hỗ trợ để người dân sớm ổn định cuộc sống, sản xuất.

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm