1. Dòng sự kiện:
  2. Metro số 1 TPHCM
  3. Phóng hỏa quán cà phê làm 11 người chết

“Một thoáng Đông Nam Á” tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam

(Dân trí) - Trưng bày “Một thoáng Đông Nam Á” được khai mở chiều 4/10, tại phòng trưng bày chuyên đề ở tầng 2 trong toà nhà “Trống đồng” của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, nhằm giới thiệu tòa bảo tàng mới về các dân tộc Đông Nam Á sẽ ra mắt trong tương lai.

Việc xây dựng toà bảo tàng mới này nhằm giúp công chúng thấy được mối quan hệ giữa các dân tộc ở Việt Nam với các dân tộc trong cùng khu vực Đông Nam Á - những chủ nhân đã sáng tạo và đang bảo tồn một nền văn hóa vừa đa dạng, vừa thống nhất; đồng thời cũng nhằm thể hiện trách nhiệm của Việt Nam, một thành viên ASEAN, trong việc giới thiệu và bảo tồn văn hóa khu vực. Ý tưởng đó được từng bước triển khai từ nhiều năm nay.

Đến nay, công việc chuẩn bị nội dung cho trưng bày thường xuyên - “Văn hoá Đông Nam Á” - trong toà bảo tàng về các dân tộc Đông Nam Á đã hoàn tất, và dự án “Phát huy di sản bảo tàng Việt Nam” cũng đến thời gian kết thúc sau khi đã kéo dài thêm hơn 2 năm so với kế hoạch ban đầu. Tuy nhiên, vì nhiều lý do nên tòa nhà “Cánh diều” - không gian để trưng bày còn chưa xây dựng xong.

Nhân kỷ niệm 15 năm ngày Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định thành lập Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, nhân kết thúc dự án “Phát huy di sản bảo tàng Việt Nam” và để chào mừng kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam tổ chức trưng bày Một thoáng Đông Nam Á.

Đây là một trưng bày khiêm tốn, một cái nhìn thoáng qua về nền văn hoá phong phú và đa dạng của Đông Nam Á. Cũng có thể coi đây như một phác hoạ của trưng bày Văn hoá Đông Nam Á trong toà nhà “Cánh diều” đang được chờ đợi, và nó sẽ kết thúc khi tòa bảo tàng mới ấy mở cửa đón công chúng.
 
“Một thoáng Đông Nam Á” tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam  - 1
Tạo cốt bằng nan tre và lông đuôi ngựa (Bagan, Myanmar).
 
“Một thoáng Đông Nam Á” tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam  - 2
Chạm bạc (Chùa Muensan, Chiang Mai. Thái Lan).
 
“Một thoáng Đông Nam Á” tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam  - 3
Đàn ông Bamar đang têm trầu (Mandalay, Myanmar).
 
“Một thoáng Đông Nam Á” tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam  - 4
Nghi thức cầu phúc cho cô dâu Nurulhamizah Binti Mohdrahmat theo tục cưới của người Bisaya (Làng Bebuloh, Brunei, Muara, Brunei).
 
“Một thoáng Đông Nam Á” tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam  - 5
Nghệ nhân điều khiển con rối zawgyi (Mandalay, Myanmar).
 
“Một thoáng Đông Nam Á” tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam  - 6
Lễ vật cúng “ma đất, ma đường” của người Tai (Chiang Mai, Thái Lan).
 
“Một thoáng Đông Nam Á” tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam  - 7
Dâng lễ trong khuôn viên đền Goa Lawah (Klungkung, Bali, Indonesia).
 
“Một thoáng Đông Nam Á” tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam  - 8
Các bé gái học kinh Coran trong nhà thờ của làng Keriam (Tutong, Brunei).
 
“Một thoáng Đông Nam Á” tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam  - 9
Bàn thờ Tam Thanh của người Hoa theo Đạo giáo (Singapore).
 
“Một thoáng Đông Nam Á” tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam  - 10
Nghệ nhân điều khiển con rối trong đêm diễn trích đoạn sử thi Ramayana (Yogyakarta, Indonesia).
 
Tiến Nguyên