Món đặc sản “kinh dị” trong bữa tất niên của người đất Cảng

Tiết canh, thịt lợn sống có lẽ chưa “thấm tháp” gì so với món đặc sản của người dân vùng đất đầu sóng ngọn gió.

Khuyến cáo: Vì vệ sinh an toàn thực phẩm ngày Tết, độc giả không nên “thử” đặc sản dưới đây.
 
Dù tiềm ẩn nhiều rủi ro về an toàn vệ sinh thực phẩm, gỏi cá (cá sống) vẫn là đặc trưng ẩm thực của người dân huyện Tiên Lãng (Hải Phòng) mà ít nơi nào có được.

Tiên Lãng – theo tiếng Hán là “đầu sóng”, huyện duy nhất của thành phố cảng bao quanh bởi sông, biển (3 mặt giáp sông, 1 mặt giáp biển), không chỉ nổi tiếng với thuốc lào, với… vụ án Đoàn Văn Vươn mà còn được biết tới bởi nhiều món ăn có phần “kinh dị” so với các địa phương khác.

Cũng như Thái Bình, người Hải Phòng – đặc biệt là các huyện ven biển – ưa thích một số món đồ sống như nem lợn sống, gỏi cá, thậm chí là gỏi xương sống. Có rất ít các báo cáo về các vụ ngộ độc từ loại thực phẩm này nên người dân nơi đây vẫn coi gỏi, nem sống là đặc sản an toàn, không thể thiếu trong những bữa tiệc gia đình.

Nghe thì ghê rợn, nhưng món cá sống được chế biến một cách rất công phu, tỉ mỉ với đầy đủ loại gia vị để khắc chế vị tanh, hàn tính.

Ngoài ra, do thực phẩm ngày nay không còn sạch nên người dân chỉ làm gỏi cá, ném sống từ “của nhà trồng được”. Loại thực phẩm này không xuất hiện ở hàng quán vì chắc chắn không có người dân nào dám ăn khi họ không tự tay chế biến.

Bữa cơm tất niên của người dân các làng quê ở Tiên Lãng vì thế cũng xuất hiện đặc sản gỏi cá hoặc nem trạo, nem thính (thịt sống chỉ vắt chanh hoặc trộn thính).

Dưới đây là chùm ảnh về món gỏi cá trong bữa cơm tất niên tại một gia đình ở xã Quang Phục, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng:
Lọc cá là công đoạn tốn thời gian nhất. Cá làm sạch, lau khô và chỉ được lấy phần thịt.
Lọc cá là công đoạn tốn thời gian nhất. Cá làm sạch, lau khô và chỉ được lấy phần thịt.
 
Phần đầu và thịt vụn được băm nhừ để nấu giấm ăn kèm.
Phần đầu và thịt vụn được băm nhừ để nấu giấm ăn kèm.
 
Hầu hết các loại cá ít xương đều có thể làm gỏi.
Hầu hết các loại cá ít xương đều có thể làm gỏi.
 
Phần vẩy và da cá phải được loại bỏ.
Phần vẩy và da cá phải được loại bỏ.
Món ăn “kinh dị” này rất mất công chế biến.
Món ăn “kinh dị” này rất mất công chế biến.
 
Món ăn “kinh dị” này rất mất công chế biến.
Giềng, gừng và các loại gia vị cay, nóng là bắt buộc để khắc chế yếu tố “nhạy cảm” cho dạ dày con người.
Phần phi-lê trước khi được thái gỏi.
Phần phi-lê trước khi được thái gỏi.
Phần phi-lê trước khi được thái gỏi.
Thịt cá phải được thái lát nhỏ. Cùng là cá sống nhưng miếng to hơn thì sẽ gây cảm giác rất ghê khi ăn.
Gia vị được trộn đều.
Gia vị được trộn đều.
Tương tự như nem thịt lợn sống, gỏi cá có thể trộn thính hoặc không, tùy theo khẩu vị người ăn.
Tương tự như nem thịt lợn sống, gỏi cá có thể trộn thính hoặc không, tùy theo khẩu vị người ăn.
Tương tự như nem thịt lợn sống, gỏi cá có thể trộn thính hoặc không, tùy theo khẩu vị người ăn.
Chỉ khi vị tanh không còn, món gỏi cá mới đảm bảo. Giấm (đầu, xương cá băm nhuyễn ninh nhừ với bỗng rượu và gia vị) là thứ duy nhất được nấu chín.
 
Người bạo ăn có thể xơi cả món nem viên (xương và thịt cá vụn băm trộn thính).
Người bạo ăn có thể xơi cả món nem viên (xương và thịt cá vụn băm trộn thính).
 
Món cá nhìn đã bớt “kinh dị” hơn khi phủ đầy bột thính.
Món cá nhìn đã bớt “kinh dị” hơn khi phủ đầy bột thính.
 
Món cá nhìn đã bớt “kinh dị” hơn khi phủ đầy bột thính.
Rau ăn kèm như chuối xanh, đinh lăng, các loại lá chát sẽ tiếp tục “khắc chế” món đồ sống này, giúp nó an toàn hơn với dạ dày.
 
Khi ăn, chỉ cần cuốn cá với giấm và các loại lá chát…
Khi ăn, chỉ cần cuốn cá với giấm và các loại lá chát…
 
Và thưởng thức. Dĩ nhiên, một chút rượu sẽ càng phù hợp với món ăn nhạy cảm này.
Và thưởng thức. Dĩ nhiên, một chút rượu sẽ càng phù hợp với món ăn nhạy cảm này.

Theo Việt Nguyễn

Gia đình & Xã hội