1. Dòng sự kiện:
  2. Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV
  3. 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Mây phóng xạ tiến gần đến Quảng Ninh

(Dân trí)- Theo dự đoán củachuyên gia, ngày 7 và 8/4, mây phóng xạ tại Đông Nam Á tiếp tục lan dần đến Việt Nam, tiến gần đến TP Móng Cái, Quảng Ninh và có xu hướng nhỏ dần khi vào miền Bắc. Tuy nhiên, đang có những tin đồn thất thiệt về mây phóng xạ.

Chuyên gia tiếp tục đưa ra khẳng định, nồng độ hạt nhân trong mây phóng xạ đi vào khu vực  Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam ở mức rất nhỏ, không ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

CTBTO (Tổ chức giám sát phóng xạ quốc tế) cho biết, đến hết ngày hôm nay (8/4), phần đám mây màu xanh dương tiến gần vào khu vực Quảng Ninh, có xu hướng nhỏ dần và có thể tiến vào khu vực miền Bắc. Chuyên gia cũng đưa ra dự báo, trong các ngày tới, nếu không có sự thay đổi điều kiện khí hậu thì nồng độ độ hạt nhân đo được sẽ tăng lên khoảng 10 lần. Tuy nhiên, vẫn thấp hơn mức cho phép hàng nghìn lần.

Mây phóng xạ tiến gần đến Quảng Ninh - 1
Hình ảnh đám mây phóng xạ. (Nguồn: CTBTO)

Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam cho biết, các trạm quan trắc của Phillipines và Malaysia cũng đã phát hiện hạt nhân phóng xạ với nồng độ rất thấp. Trong khi đó, theo nguồn tin từ Diễn đàn Công nghiệp hạt nhân Nhật Bản (JAIF), Cơ quan An toàn hạt nhân và Công nghiệp Nhật Bản (NISA) và Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA), dựa trên mức độ bức xạ đo được bên trong lớp bảo vệ bê tông cốt thép, TEPCO ước tính mức độ hư hỏng của các bó thanh nhiên liệu trong vùng hoạt các lò phản ứng của tổ máy số 1, 2 và 3 thuộc nhà máy Fukushima I  lần lượt là 70%, 30% và 25%.

 Sau khi Chính phủ Nhật cho phép thải nước nhiễm xạ mức thấp xuống biển vào ngày 4/4, máy móc đo nồng độ phóng xạ trong nước biển cho kết quả đã tăng nhẹ.

Trong khi những thông tin chính thức về mây phóng xạ liên tục được cơ quan chức năng thông báo thì cộng đồng mạng lại đang rộ lên một số tin đồn thất thiệt tác về mây phóng xạ. Trong đó có tin nhắn được đang lan truyền nhiều nhất của một người tự xưng cháu của GS Phạm Duy Hiển, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu năng lượng hạt nhân, với nội dung: Mây phóng xạ từ Nhật đã vào Việt Nam với mức độ nhiễm rất cao, gần tới mức ảnh hưởng đến con người… Để phòng tránh phóng xạ không nên ra khỏi nhà, tắm nước nóng pha muối… Tuy nhiên, GS Phạm Duy Hiển  khẳng định: đây là thông tin không có căn cứ, nguồn gốc. Mây phóng xạ đến Việt Nam có nồng độ cực thấp, không đáng ngại đến sức khỏe người dân. 

P. Thanh

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm