1. Dòng sự kiện:
  2. Máy bay quân sự rơi ở Bình Định
  3. Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV

Mãi mãi là Đại tướng của nhân dân

Hội Tư vấn khoa học-công nghệ và quản lý TPHCM đã có đơn kiến nghị tới Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng về việc truy phong hàm nguyên soái hoặc đại nguyên soái đối với cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Đại tướng sống mãi trong lòng mỗi người dân Việt Nam (ảnh: Giang Huy).
Đại tướng sống mãi trong lòng mỗi người dân Việt Nam (ảnh: Giang Huy).
 
Kiến nghị này là sự bày tỏ tấm lòng với Đại tướng Võ Nguyên Giáp, rất đáng trân trọng, tuy nhiên có đôi lời bàn.

Năm chữ “Đại tướng Võ Nguyên Giáp” đã ghi sâu vào lòng dân tộc, đã hòa vào hồn thiêng sông núi, thiết tưởng không cần phải có một sự thay đổi nào cả. Với con người và nhân cách của Võ Nguyên Giáp, hai chữ “đại tướng” là đủ. Cho dù có bao nhiêu đại tướng trên đất nước Việt Nam, nhưng khi gọi lên hai chữ “đại tướng”, nhân dân muốn nói về vị đại tướng mà họ kính yêu, kính trọng: Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp chưa được phong Anh hùng Lực lượng vũ trang, nhưng ông là một vị anh hùng của dân tộc. Chẳng lẽ bây giờ lại làm cái việc truy tặng danh hiệu anh hùng cho Đại tướng? Anh hùng dân tộc là do nhân dân “phong tặng”, không có bất cứ một danh hiệu nào cao cả hơn.

Tương tự, nguyên soái hay đại nguyên soái có ý nghĩa gì với một tầm vóc vượt hẳn lên trên mọi loại danh hiệu.

Chưa kể, quân hàm đại tướng của Võ Nguyên Giáp là một hiện tượng trong lịch sử và có ý nghĩa lịch sử rất lớn lao. Ngày 20.1.1948, Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 110-SL có nội dung: “Ông Võ Nguyên Giáp - Tổng chỉ huy Quân đội quốc gia và dân quân tự vệ, nay thụ cấp Đại tướng kể từ ngày ký sắc lệnh”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh phong quân hàm đại tướng cho Võ Nguyên Giáp. Thế là quá đủ.

Không nên có bất cứ một quyết định nào phong cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp danh hiệu, quân hàm nào khác, cho dù là nguyên soái hay đại soái.

Theo Lê Thanh Phong

Lao Động

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm