Mái ấm chùa Ngòi
(Dân trí) - Năm năm qua, chùa Ngòi (Quảng Phú, Lương Tài, Bắc Ninh) đã trở thành nơi chăm sóc, nuôi dưỡng người tàn tật, trẻ mồ côi, người già không nơi nương tựa. Có phải nhờ sự thanh tịnh của cửa Phật mà những người mắc bệnh nan y khi đến đây cũng tìm lại được sự sống!
Quy y cửa Phật vẫn nặng nghĩa với đời
Với sư thầy Thích Đàm Dược, quy y cửa Phật không phải để lánh đời, thoát tục mà đi tu là để dành chọn phần đời còn lại cho việc chữa bệnh cứu người, làm việc thiện. Trước khi về trụ trì chùa Ngòi, thầy Đàm Dược đã đi khắp nơi từ Nam ra Bắc, mang những điều đã chiêm nghiệm từ nghiệp tu của mình để cứu nhân độ thế.
Trò chuyện với các cụ già đang được nôi dưỡng tại chùa, chúng tôi mới biết, cuộc đời thầy Đàm Dược đã qua nhiều sóng gió. Căn bệnh liệt nửa người khi còn trẻ đã cướp đi mọi hoài bão, ươc mơ của người con gái vùng dệt Nam Định. Điều trị bệnh bằng mọi phương pháp mà không khỏi, sư thầy tìm đến đạo lý nhà Phật. Như một phép thần, cơ thể của thầy dần linh hoạt và cuối cùng thầy đã có thể đi lại được bình thường. Có lẽ những lần ngồi thiền, tụng kinh đã đem đến phép màu nhiệm giúp thầy khỏi bệnh. Cũng từ đó, thầy gắn phần đời của mình với cửa chùa, xem việc cứu nhân độ thế như là mục đích cao cả nhất của cuộc sống.
| |
Sư thầy Thích Đàm Dược.
|
Từ một cơ ngơi khiêm tốn, chùa Ngòi bây giờ được coi là bề thế trong quần thể kiến trúc vùng đất Phật giáo Kinh Bắc. Nhưng điều khiến vị sư thầy của chùa Ngòi mừng hơn cả chính là đã có hàng nghìn lượt bệnh nhân đến chữa bệnh tại chùa để rồi trở về trong sự nhẹ nhõm, khi bệnh tình khỏi hẳn. Có khi mỗi ngày nhà chùa tiếp nhận đến 500 người đến bốc thuốc, chữa bệnh.
Những mảnh đời nơi cửa Phật
Phạm Văn Cường, một bệnh nhân của căn bệnh viêm đại tràng mãn tính, bệnh viện đã bất lực trả Cường về. Bỏ dở bút nghiên khi đang là sinh viên năm thứ ba trường ĐH Bách Khoa Hà Nội, Cường về nhà chờ đợi một kết cục đau lòng.
Rồi qua lời mách bảo của các tăng ni, gia đình đã đưa Cường đến nương nhờ nhà Phật tại chùa Ngòi. Với những phương thuốc đông y kèm nhiều giờ thiền mỗi ngày, sau mấy tháng điều trị, chức năng tiêu hoá của Cường đã tiến triển rõ rệt. Giờ đây, Cường đã lại tự cho phép mình thực hiện tiếp ước mơ của tuổi trẻ: hoàn thành nốt tấm bằng Bách Khoa.
Cường không nói ra lời, nhưng người đối thoại biết lòng Cường rất tri ân sư thầy.
76 tuổi, cụ Nguyễn Thị Vi xem chùa Ngòi là nơi ấm thân cuối đời. Chồng mất, không con cái, cảnh neo đơn của tuổi già làm gương mặt cụ thêm hốc hác và đầy nếp nhăn. Cụ khóc khi kể về gia cảnh, những giọt nước mắt già nua lăn trên gò má đầy vết nám. Ở tuổi thất thập cổ lai hy, mong ước đơn giản của cụ chỉ là có con cháu sum vầy bên cạnh. Cụ Vi đã xin đến với sư thầy được gần 3 tháng nay, ăn cơm nhà Phật, làm việc nhà Phật cho lòng thanh thản trong những ngày cuối đời.
Tiếp xúc với các bệnh nhân ở chùa Ngòi, mới biết thế giới của họ bất hạnh nhiều hơn niềm vui. Bố mẹ chia tay khi Nguyễn Thị Thuỷ mới lên một tuổi, em sống với bà ngoại cùng căn bệnh bại não, liệt cánh tay phải. Nhớ thương con, người mẹ đã xuất giá sang Trung Quốc lại quay về Vĩnh Phúc đón con sang chữa bệnh. Nhưng bệnh của Thuỷ không giảm mà có hướng trầm trọng hơn.
Trong những năm qua, chùa Ngòi đã phối hợp với Hội chữ thập đỏ huyện Lương Tài, Bắc Ninh thành lập Trung tâm nhân đạo Hồng Đức ngay trong khuôn viên nhà chùa.
Đây là nơi chăm sóc nuôi dưỡng gần 30 nạn nhân chất độc da cam. Bằng phương pháp Dịch cân kinh, ngồi thiền và phương pháp xoa bóp đặc biệt, nhiều nạn nhân da cam đã được xoa dịu phần nào nỗi đau giằng xé cơ thể. Nhà chùa còn xây dựng một phòng khám đông y, hàng tháng tổ chức một buổi khám bệnh phát thuốc miễn phí cho các nạn nhân trong và ngoài tỉnh. |
Khi được tiếp nhận vào chùa Ngòi, Thủy không nói được tiếng Việt. Vừa chữa bệnh, Thuỷ vừa được học văn hoá ngay trong chùa. Thứ tiếng lơ lớ khó nghe của Thuỷ làm người đối diện phải trăn trở. Sau nhiều năm tha hương, niềm vui bây giờ của em là được học văn hoá, và căn bệnh bại não của Thuỷ cũng thuyên giảm phần nào. Hôm tôi đến, Thuỷ đã tự tay rót nước mời khách. Thuỷ nói đó là do hồng đức của sư thầy Thích Đàm Dược.
Đến bây giờ, nhiều người vẫn tìm đến chùa Ngòi để tri ân lòng từ bi và sự mát tay của vị trụ trì Thích Đàm Dược. Với họ, cuộc sống như được hồi sinh lần thứ hai. Sau nhiều
Mười tám năm trời sống với chứng trầm cảm, thỉnh thoảng cầm vật lạ tấn công mọi người, nhưng khi vào chùa với những phương pháp trị liệu như nhịn ăn trong nhiều ngày, những lúc tỉnh táo thì thiền, kinh hành (đi bộ), bệnh tình của Uyên đã thuyên giảm và khoẻ hẳn. Năm nào cũng vậy, Uyên và gia đình đều tìm về chùa Ngòi để công đức, thăm lại vị trụ trì xa lạ đã cứu rỗi cuộc đời mình.
Văn Dũng