1. Dòng sự kiện:
  2. 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Cần Thơ:

Lãnh đạo tranh giành quyền lực, bệnh viện 300 tỷ bị bỏ hoang

(Dân trí) - Bệnh viện Tây Đô từng là bệnh viện tư nhân đầu tiên của TP Cần Thơ đi vào hoạt động với trang thiết bị hiện đại, quy tụ nhiều bác sĩ giỏi, là niềm mong ước của nhiều người dân ĐBSCL. Tuy nhiên hoạt động chưa được bao lâu bệnh viện đã bị “đắp chiếu” vì nội bộ bất đồng.

B
Bệnh viện Tây Đô Cần Thơ "đắp chiếu" mấy năm nay

Nội bộ đấu đá!

Bệnh viện (BV) Đa khoa Tây Đô (thuộc Công ty TNHH Bệnh viện Tây Đô) với qui mô khoảng 100 giường được khởi công vào tháng 12/2004 và đi vào hoạt động vào tháng 8/2007. Kinh phí đầu tư xây dựng BV lẫn mua sắm trang thiết bị khám chữa bệnh lên đến khoảng 300 tỉ đồng, do trên 50 thành viên góp vốn.

Xe c
Xe cấp cứu của Bệnh viện đang trở thành "sắt vụn"

Khi mới hoạt động, ông Diệp Thanh Bình được bầu làm Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Tổng Giám đốc (TGĐ). Tuy nhiên, BV hoạt động không được bao lâu thì nội bộ Hội đồng thành viên gồm 7 người nảy sinh nhiều mâu thuẫn. Một số thành viên góp vốn cho rằng ông Diệp Thanh Bình điều hành BV không hiệu quả, gây lỗ  và có nhiều sai phạm trong quản lý tài chính, góp vốn…

Ngày 28/3/2009, Hội đồng thành viên đã bãi nhiệm chức TGĐ của ông Diệp Thanh Bình và bầu ông Nguyễn Minh Hoàng thay thế. Sau khi nhậm chức, ông Nguyễn Minh Hoàng đã ký kết các hợp đồng kinh tế, chứng từ, hồ sơ tín dụng, quan hệ với các đối tác, doanh nghiệp… Đặc biệt ông Hoàng đã ký bán cổ phiếu huy động vốn 30 tỷ đồng từ bà Cao Thị Hồng Hạnh và ông Cao Trường Thọ. Sau đó số tiền này được dùng để trả nợ ngân hàng.

Phía ông Diệp Thanh Bình, lúc ấy là Chủ tịch Hội đồng thành viên đã không chấp nhận số vốn trên. Vụ việc căng thẳng khi ngày 19/8/2009, ông Bình đã ký quyết định miễn nhiệm chức vụ đối với TGĐ Nguyễn Minh Hoàng và 5 ngày sau đã thuê bảo vệ không cho ông Hoàng và một số thành viên góp vốn vào phòng làm việc.

Cỏ, cây dại mọc um tùm trong khuôn viên bệnh viện.
Cỏ, cây dại mọc um tùm trong khuôn viên bệnh viện.

Sau đó đến ngày 27/9/2010, phía các thành viên góp vốn và một số thành viên sáng lập gồm bà Cao Hồng Hạnh, ông Cao Trường Thọ đã thuê lực lượng chiếm đóng lại BV. Lúc này phía ông Diệp Thanh Bình lại chiếm giữ con dấu và giấy phép kinh doanh.

Sau đó BV Tây Đô hoạt động trong tình trạng không tư cách pháp nhân, không giấy đăng ký kinh doanh… Tháng 10/2012, BV Đa khoa Tây Đô đóng cửa. Mặc dù trước đó, đơn vị này được thanh tra toàn diện, UBND TP Cần Thơ cũng họp bàn xử lý nhiều lần, vụ việc cũng đã được đưa ra tòa nhưng đến nay tranh chấp vẫn chưa được giải quyết dứt điểm.

Tháng 10/2013, Cơ quan cảnh sát điều tra đã khởi tố vụ án sử dụng trái phép tài sản xảy ra tại Bệnh viện Tây Đô theo yêu cầu của Viện KSND TP Cần Thơ để điều tra làm rõ hành vi chiếm đoạt tài sản thông qua việc kê khống giá đất, sử dụng công quỹ trả nợ riêng, chuyển nhượng vốn góp khống. Viện KSND TP Cần Thơ cũng yêu cầu cơ quan công an tiến hành khám xét Bệnh viện Tây Đô để thu giữ tài liệu phục vụ công tác điều tra. Tuy nhiên t đó tới nay mọi chuyn lại rơi vào im lặng, còn những người góp vn thì lao đao, trang thiết bị tr thành đng sắt vụn, nhân viên bệnh viện phải đi tìm việc khắp nơi.

Bệnh nhân mất nơi khám chữa bệnh tin cậy

Những ngày đầu khi mới đi vào hoạt động, hệ thống xe cấp cứu của bệnh viện này gần như hoạt động liên tục trong nội ô TP Cần Thơ để tiếp nhận bệnh nhân ngay tại nhà và di chuyển sang các BV khác sau khi đã cấp cứu, xử lý ban đầu đối với những ca bệnh không thuộc chuyên môn của BV, do có trường hợp bệnh gì người dân cũng vào BV Tây Đô để cấp cứu.

B
B
Bệnh viện xuống cấp, trang thiết bị trở thành đống sắt vụn, nhân viện bệnh viện thất nghiệp.

Đối với những bệnh thuộc chuyên môn của mình, BV Tây Đô tiếp nhận và điều trị rất tận tình, cùng với cơ sở hạ tầng, trang thiết bị điều trị thuộc diện tốt nhất so với các BV khác trong khu vực, nên người bệnh lẫn thân nhân cảm thấy rất hài lòng.

Ông Trần Thanh Phong (Bình Thuỷ, Cn Thơ) là một bệnh nhân từng điều trị ở đây cho biết: "Thời điểm đó, tôi đến BV mà cứ ngỡ như vào khách sạn, phòng ốc sạch đẹp, trang thiết bị hiện đại, nhân viên từ hộ lý đến bác sĩ đều vui vẻ, nhiệt tình, tận tâm. Hồi đó, tôi bị đau ruột thừa sau 3 ngày mổ nội soi rồi trở nhà khoẻ mạnh bình thường nên ai hỏi thăm tôi đều trả lời đi “khách sạn” Tây Đô về chứ không phải đi bệnh viện về".

Mới đây, trao đổi với chúng tôi, ông Lê Văn Tâm, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Cần Thơ, cho biết việc BV Tây Đô bị bỏ hoang trong suốt thời gian vừa qua là điều đáng tiếc cho TP và ngành y tế. Do vậy, mới đây lãnh đạo của TP đã tổ chức lấy ý kiến để tìm hướng tháo gỡ bằng cách lập lại công tác quản lý, phục hồi hoặc bán hay cổ phần hóa BV này. Không thể để tình trạng hoang hóa kéo dài, gây hư hỏng trang thiết bị và cơ sở hạ tầng của BV.

Phạm Tâm