Làng triệu phú… “ăn dỗ trẻ con”
Cái nghề kinh doanh cháo dinh dưỡng, mà theo cách nói nôm na của người Phù Cừ là "ăn dỗ trẻ con” đang góp phần đưa nhiều người nông dân ở miền quê thuần nông này lên bậc triệu phú.
Nhờ kinh doanh cháo dinh dưỡng mà rất nhiều nhà xây, các hình thức kinh doanh đã xuất hiện và làm thay đổi diện mạo miền quê Đoàn Đào
Nghề "ăn dỗ” trẻ con
Trên địa bàn Hà Nội những nơi đông trẻ con như chung cư, khu tập thể, phố mới, nhiều năm nay, người ta thường bắt gặp những nồi cháo dinh dưỡng phục vụ trẻ nhỏ các lứa tuổi bốc khói ngùn ngụt vào các cữ ngày. Tất bật múc, pha chế cháo theo yêu cầu của khách, người ta nghe thấy một chất giọng ngai ngái hết sức đặc trưng không phải người Hà Nội hoặc người đã sống lâu năm ở đây của những người bán hàng. Điều này cũng rất dễ hiểu bởi những người làm nghề này phần lớn đều có điểm xuất phát từ miền quê Phù Cừ của tỉnh Hưng Yên.
Đã 5 năm nay chị Nguyễn Thị Ba theo nghề nấu cháo dinh dưỡng ở phố Khuất Duy Tiến, Hà Nội. Tìm đến quán cháo dinh dưỡng của chị vào bất cứ khắc giờ nào trong ngày cũng thấy chị bận rộn. Già trẻ, lớn bé trong tay đủ các thứ dụng cụ đựng cháo kiên nhẫn chờ đến lượt.
Quê chị Ba ở mãi xã Đoàn Đào (Phù Cừ, Hưng Yên). Một nách 3 con, ruộng cấy có hạn, lại do những hạn chế về thu nhập nên nhà chị đói lắm. Bố mẹ cho một khoảnh đất, tre nứa dựng tạm thành cái nhà. Ăn không đủ nên nhà cũng không "nâng cấp” được. Năm nào cũng dột nát mỗi khi mưa đến. Trong lúc túng quẫn này, có mối thuê chị xuống Hải Phòng phục làm bưng bê và rửa bát ở một quán cháo. Lương được chủ trả 3 triệu, có "bao” ăn ngủ.
Xuống đấy làm, được đôi ba năm, gia cảnh cải thiện được chút ít, có đồng ra đồng vào nhưng cái nhà thì vẫn chưa có tiền để xây cất. Trong thời gian này, ngoài công việc được chủ thuê, với sự nhanh nhẹn chị đã học mót được nghề nấu cháo, nhất là món cháo dinh dưỡng cho trẻ em các độ tuổi.
Đã 5 năm nay chị Nguyễn Thị Ba theo nghề nấu cháo dinh dưỡng ở phố Khuất Duy Tiến, Hà Nội. Tìm đến quán cháo dinh dưỡng của chị vào bất cứ khắc giờ nào trong ngày cũng thấy chị bận rộn. Già trẻ, lớn bé trong tay đủ các thứ dụng cụ đựng cháo kiên nhẫn chờ đến lượt.
Quê chị Ba ở mãi xã Đoàn Đào (Phù Cừ, Hưng Yên). Một nách 3 con, ruộng cấy có hạn, lại do những hạn chế về thu nhập nên nhà chị đói lắm. Bố mẹ cho một khoảnh đất, tre nứa dựng tạm thành cái nhà. Ăn không đủ nên nhà cũng không "nâng cấp” được. Năm nào cũng dột nát mỗi khi mưa đến. Trong lúc túng quẫn này, có mối thuê chị xuống Hải Phòng phục làm bưng bê và rửa bát ở một quán cháo. Lương được chủ trả 3 triệu, có "bao” ăn ngủ.
Xuống đấy làm, được đôi ba năm, gia cảnh cải thiện được chút ít, có đồng ra đồng vào nhưng cái nhà thì vẫn chưa có tiền để xây cất. Trong thời gian này, ngoài công việc được chủ thuê, với sự nhanh nhẹn chị đã học mót được nghề nấu cháo, nhất là món cháo dinh dưỡng cho trẻ em các độ tuổi.
Người nông dân Đoàn Đào đang "làm mưa, làm gió” với các quán cháo dinh dưỡng tại chốn Thủ đô
Chị có mặt và có cơ hội đưa thứ ẩm thực này lên Hà Nội và trở thành người tiên phong khai sáng thứ nghề này trên đất Thủ đô bắt đầu từ lần lên thăm đứa em họ ốm. Đứa em ở khu chung cư, sáng nào chị cũng thấy việc mua cháo cho đứa bé mới hơn 2 tuổi rất quan trọng và tốn khá nhiều thời gian. Tìm hiểu, chị được biết, tại khu chung cư này không chỉ có đứa em họ mà còn rất nhiều hộ gia đình đang có những trẻ nhỏ rất lo toan về vấn đề này. Phần lớn họ đều là cán bộ, công chức nên ít có thời gian để tự nấu cháo dinh dưỡng theo lứa tuổi các bé.
Sẵn có nghề và thấy đây là một cơ hội kiếm tiền nên chị đã trao đổi cùng đứa em họ. Thấy ý tưởng của chị hay, đứa em ủng hộ. Thế là chỉ với ít vốn đầu tư, kiếm thêm cái mặt bằng để thuê, chị đã đĩnh đạc với quán cháo dinh dưỡng phục vụ cho các lứa tuổi. Với cách chế biến, lại cái có cái duyên bán hàng nên quán chị thu hút được rất nhiều khách. Cùng với sự thu hút này là lợi nhuận thu trong hàng tháng để gửi về cho gia đình.
Nói chuyện với tôi, chị Ba luôn cho nghề bán cháo của chị là nghề "ăn dỗ” trẻ con. Muốn đông khách, có lợi nhuận chị luôn có quan điểm là nấu ngon, chọn các loại gạo và củ quả có nguồn gốc. Vì việc ngon miệng cho các bé, lại chịu giá cả khá cao cho các loại thực phẩm sạch nên lãi sẽ ít đi. Nhưng theo chị đó không quan trọng, vì khi các bé ngon miệng, ăn được nhiều thì chữ tín của mình sẽ được nâng lên. Khi có chữ tín thì sẽ có nhiều người tìm đến. Từ lãi nhỏ nhưng đông người mua thì sẽ có lãi lớn.
Hai năm đầu, với một nồi cháo dinh dưỡng dựng nghiệp ở Khuất Duy Tiến hiện nay chị đã mở thêm 2 "chi nhánh” cháo dinh dưỡng nữa. Một quán nằm ở dốc Hàng Than, một quán ở bên khu Việt Hưng. Mỗi "chi nhánh cháo dinh dưỡng” này của chị một ngày bán hết 5kg gạo cháo chưa kể đến các nguyên liệu khác đi cùng. Và theo chị, mỗi tháng, 3 quán cháo này đã đem về cho chị một nguồn thu "bình thường” khoảng 45 triệu trừ các chi phí.
Nghề "hot”
Từ những người tiên phong như chị Ba, người Phù Cừ dần theo nhau lên Hà Nội để làm nghề nấu và kinh doanh cháo dinh dưỡng. Ở các phố Hà Nội hiện nay, cứ thấy đâu treo biển hay mở quán bán cháo dinh dưỡng tìm vào mà hỏi đều thấy người ta "xưng danh” không ở Đoàn Đào thì là Đình Cao.
Theo Nguyễn Văn Tuấn, chủ quán bán cháo dinh dưỡng đang được người dân sở tại coi là "ăn lên, làm ra” bên khu tập thể Học viện Hậu Cần (Ngọc Thụy, Long Biên), sở dĩ có "cơn sốt” về người Đoàn Đào hay Đình Cao lên Hà Nội kinh doanh cháo dinh dưỡng cũng có lý do của nó. Vì trong 2 xã này đã có thời gian "sốt” về việc người dân xuống Hải Phòng làm thuê cho các quán cháo. Trong sự thuê mướn và công nhật này họ đã học lỏm được cách nấu các món cháo, trong đó có cháo dinh dưỡng.
Khi mà các khu đô thị, các chung cư chọc trời chốn Thủ đô ngày một nhiều cùng với đó là sự bộn bề của cuộc sống công nghiệp, nhu cầu về cháo dinh dưỡng cho trẻ đã trở thành bức thiết. Từ những người tiên phong như chị Bé, người Phù Cừ đồng loạt tìm lên dựng nghiệp. Từ việc lấy nghề thiên hạ để mở lối mưu sinh, người Đình Cao, Đoàn Đào đã chiếm được cảm tình của các bé và cha mẹ chúng.
Người mua nhiều, làm ăn được, những lần về rồi đi cùng những khoản tiền họ cóp nhặt được do kinh doanh bằng nghề cháo trên Hà Nội đã được lan truyền. Rồi như một sự giúp nhau để thoát nghèo, đầu tiên là anh em họ hàng, sau đó là hàng xóm láng giềng. Từ một hai người, sau đó thì cả chục và giờ thì cả trăm người dân hai xã Đoàn Đào và Đình Cao đã "đổ quân” lên Hà Nội làm nghề này.
Trong câu chuyện, anh Tuấn vẫn tiếc là mình đã mất đi một cơ hội khi đã nhắm đến Khu đô thị cao cấp Ciputra. Mất thời gian để khảo sát, "kết” lắm rồi nhưng vận may của anh đã bị một tay nghề khác có nhiều quan hệ hơn "vợt” mất. Anh Tuấn bảo, tay nấu cháo kia cũng là người Đoàn Đào, nghe đâu mỗi tháng quầy cháo của vợ chồng hắn có thu đến gần 50 triệu đồng.
Làng "mở mặt”… vì cháo
Để tìm hiểu kỹ hơn về nghề này chúng tôi đã tìm đến Đoàn Đào và Đình Cao. Suốt ngày trên tuyến đường Quốc lộ 38B tấp nập xe cộ dừng lại. Cùng với các chuyến xe là xoong nồi, gạo, các thứ củ quả được chuyển lên xe nhằm hướng Hà Nội mà tìm đến. Và cũng trong sự dừng, đi của các chuyến xe ấy là những người dân đem tiền về để trang trải chi tiêu cho gia đình và xây nhà, sắm đồ đạc.
Trong 2 xã Đoàn Đào, Đình Cao thì tâm điểm của các gia đình có người làm nghề nấu cháo dinh dưỡng phải kể đến là khu Đông Cáp và Chợ Cáp là có số lượng người tham gia hùng hậu hơn cả. Ông Vũ Văn Long – Trưởng thôn Đông Cáp cho biết, hiện tại chưa thống kê được số người lên Hà Nội làm nghề kinh doanh cháo dinh dưỡng. Thôn có 350 hộ nhưng ước chừng phải có 1/4 số hộ đã có người lên Hà Nội nấu cháo bán. Có những hộ con cái dâu rể đều kéo nhau đi hết.
Cũng theo ông Long, nghề này đã thực sự đem lại những thay đổi đáng khích lệ với các gia đình. Nhiều nhà đã xây được nhà, mua sắm được các phương tiện đắt tiền chỉ sau 4 – 5 năm lên Hà Nội… bán cháo. Đây là một điều khá hấp dẫn với một miền quê thuần nông như ở Đông Cáp.
Trong các hộ gia đình ở Đông Cáp có người tham gia kinh doanh cháo trên Hà Nội thì gia đình ông Trần Văn Bình và Trần Văn Hợp luôn được dân trong thôn ngưỡng mộ nhất. Hai gia đình này hiện tại đã có tới cả gần chục người lên Hà Nội mở điểm, mở quán bán cháo dinh dưỡng. Riêng gia đình ông Bình, trong số 7 đứa con cả dâu lẫn rể lên Hà Nội bán cháo phần lớn đều có nhà cao tầng. Đây là điều khó có thể hình dung với những người nông dân trẻ tuổi ở Đông Cáp nếu như không có nghề "ăn dỗ trẻ con".
Trong 2 xã Đoàn Đào, Đình Cao thì tâm điểm của các gia đình có người làm nghề nấu cháo dinh dưỡng phải kể đến là khu Đông Cáp và Chợ Cáp là có số lượng người tham gia hùng hậu hơn cả. Ông Vũ Văn Long – Trưởng thôn Đông Cáp cho biết, hiện tại chưa thống kê được số người lên Hà Nội làm nghề kinh doanh cháo dinh dưỡng. Thôn có 350 hộ nhưng ước chừng phải có 1/4 số hộ đã có người lên Hà Nội nấu cháo bán. Có những hộ con cái dâu rể đều kéo nhau đi hết.
Cũng theo ông Long, nghề này đã thực sự đem lại những thay đổi đáng khích lệ với các gia đình. Nhiều nhà đã xây được nhà, mua sắm được các phương tiện đắt tiền chỉ sau 4 – 5 năm lên Hà Nội… bán cháo. Đây là một điều khá hấp dẫn với một miền quê thuần nông như ở Đông Cáp.
Trong các hộ gia đình ở Đông Cáp có người tham gia kinh doanh cháo trên Hà Nội thì gia đình ông Trần Văn Bình và Trần Văn Hợp luôn được dân trong thôn ngưỡng mộ nhất. Hai gia đình này hiện tại đã có tới cả gần chục người lên Hà Nội mở điểm, mở quán bán cháo dinh dưỡng. Riêng gia đình ông Bình, trong số 7 đứa con cả dâu lẫn rể lên Hà Nội bán cháo phần lớn đều có nhà cao tầng. Đây là điều khó có thể hình dung với những người nông dân trẻ tuổi ở Đông Cáp nếu như không có nghề "ăn dỗ trẻ con".
Theo Đơn Thương
Đại Đoàn Kết