1. Dòng sự kiện:
  2. Máy bay quân sự rơi ở Bình Định
  3. Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV

Lắng lòng tưởng nhớ công ơn đấng sinh thành trong ngày Vu Lan

(Dân trí) - Tại chùa Vĩnh Nghiêm (quận 3) có hai bà cháu dắt nhau dự lễ Vu Lan. Khi cô bé 6 tuổi được cài bông hoa hồng trắng, nhiều người quay đi giấu những giọt nước mắt...

Sáng nay, đông đảo người dân đổ về hàng ngàn ngôi chùa lớn nhỏ trên địa bàn TPHCM lễ Phật rằm tháng 7. Trong tiếng tụng kinh âm vang của các chư tăng, ni, Phật tử chen chân đặt lễ, viết sớ cầu siêu cho người đã khuất.
 
Lắng lòng tưởng nhớ công ơn đấng sinh thành trong ngày Vu Lan   - 1

Ngay từ sáng sớm, từng dòng người đã đổ về các ngôi chùa lớn
 
Tại các chùa Giác Uyên (quận Phú Nhuận), Việt Nam Quốc tự (quận 10)… gian thờ Tam Bảo, Đức Ông… đông nghẹt người. Xe máy xếp kín cả phía trong và ngoài cổng chùa. Ngoài sân, bánh trái, nhang đèn, chim phóng sinh xếp thành một vòng tròn rộng. Trời càng về trưa, khách thập phương đến càng đông. 
 
Những ai còn mẹ được gắn lên ngực bông hoa hồng thắm. Sắc trắng ngày Vu Lan vẫn khiến những mái đầu mồ côi ngậm ngùi, rơi lệ.
Lắng lòng tưởng nhớ công ơn đấng sinh thành trong ngày Vu Lan   - 2

Hàng trăm người cùng chung điều ước nguyện, cầu xin cho ông bà cha mẹ được siêu sinh tịnh độ
 
Lắng lòng tưởng nhớ công ơn đấng sinh thành trong ngày Vu Lan   - 3
Diễm phúc cho ai được gắn bông màu hồng, còn mẹ cha để được mãi yêu thương
 
Lắng lòng tưởng nhớ công ơn đấng sinh thành trong ngày Vu Lan   - 4
Mẹ cháu không còn, bà thay mẹ đưa cháu đi chùa
 
Ở chùa Vĩnh Nghiêm (quận 3) có hai bà cháu dắt nhau dự lễ Vu Lan. Khi cô bé 6 tuổi được cài bông hoa hồng trắng, nhiều người quay đi giấu những giọt nước mắt. Cô bé ngoan ngoãn ngồi xuống bên cạnh bà, thỉnh thoảng lại ngước đôi mắt tròn xoe, lạ lẫm nhìn quanh.
 
Bà cụ xót xa: “Cháu nó mới mất mẹ tháng trước. Tôi đưa cháu đi chùa để cháu biết đến ngày này. Mong sao sau này cháu  biết đường thờ cúng mẹ cha và giữ lễ nghĩa với ông bà tổ tiên”.
 
Hòa thượng Thích Thiện Ý, trụ trì chùa Từ Quang (quận Thủ Đức) cho biết, từ mùng 10/7 âm lịch, chùa đã đón rất nhiều tăng ni Phật tử, khách thập phương ở tỉnh xa như Tây Ninh, An Giang, Đồng Nai… Ngày cao điểm, chùa làm cơm miễn phí cho hàng nghìn khách.
 
Theo Ni trưởng Thích Nữ Tịnh Chánh, trụ trì chùa Chánh Giác (quận Bình Thạnh), trong những dịp lễ Vu Lan, mỗi ngày chùa đón 400 - 500 Phật tử và vài nghìn khách vãng lai. Khách đến từ sáng đến tận chiều tối muộn mới vãn.
 
Lắng lòng tưởng nhớ công ơn đấng sinh thành trong ngày Vu Lan   - 5

3 tiếng chuông chùa giúp xua tan đi phiền muộn, khổ đau
 
Lắng lòng tưởng nhớ công ơn đấng sinh thành trong ngày Vu Lan   - 6
Dán giấy lên đại đồng chung, cầu mong tiếng chuông đưa lời cầu nguyện đến đấng linh thiêng
 
Lắng lòng tưởng nhớ công ơn đấng sinh thành trong ngày Vu Lan   - 7
Những hình ảnh cảm động về tình mẫu tử được thắp lên trong những ngày này
 

 Ấm lòng Phật tử đêm sám hối

Chùa Vĩnh Nghiêm đêm rằm đông nghẹt ngườĩ. Ai cũng muốn tỏ lòng thành kính với cha mẹ, tổ tiên và nhờ cửa thiền gột sạch những lỗi lầm quá khứ để thân tâm thanh tịnh.

Lắng lòng tưởng nhớ công ơn đấng sinh thành trong ngày Vu Lan   - 8

Đông đảo tăng ni, phật tử ngồi vòng trong vòng ngoài làm lễ, đêm sám hối băt đầu

Vừa sắp lễ gồm hoa quả, vàng hương, chị Thùy Vân (quận 5) cho biết, sau giờ tan sở, chị và chồng con vội đến chùa Vĩnh Nghiêm làm lễ. “Gia đình bố mẹ vẫn còn nên tôi đến cầu cho các cụ mạnh khỏe, cầu cho các vị tiền nhân trong gia tộc được xá tội, tiên tổ dưới suối vàng phù hộ độ trì cho cả nhà”, chị tâm sự.

Cụ bà Nguyễn Thị Lợi (70 tuổi, ở phường Linh Xuân, quận Thủ Đức) hoan hỉ khi vừa sám hối xong: “Tuổi già rồi nên đi chùa để thấy lòng mình nhẹ nhõm hơn thôi. Không cầu gì ngoài sức khỏe và sống vui vẻ với con cháu trong nhà đến cuối đời”.

Có những giọt nước mắt hạnh phúc nơi ngực áo thắm sắc hoa hồng. Có những tiếng nấc bơ vơ, côi cút của ai nhận về mình màu hoa trắng biệt ly. Tấm lòng của bao người con, dù đang được ở bên cha mẹ hay phải xa quê đều muốn tri ân đấng sinh thành, dưỡng dục một cách thành kính nhất.

Không khó để bắt gặp nhiều em nhỏ chừng 5-10 tuổi ríu rít theo bố mẹ đi lễ chùa. “Lần đầu tiên các cháu trở về Việt Nam, lại đúng dịp rằm tháng 7, mình muốn đưa các cháu đi thăm một số chùa chiền, đồng thời dạy cho các cháu nét truyền thống tốt đẹp của người Việt, đó là luôn nhớ về ông bà, tổ tiên. Các cháu tỏ ra rất thích thú, luôn miệng hỏi về truyền thuyết lễ Vu lan và ngày xá tội vong nhân…”. Chị Hương Việt kiều Úc giải thích.

Còn Thu Giang, sinh viên Học viện hành chính-chính trị TP.HCM tâm sự: “Vu Lan về, mình đến cửa Phật để cầu mong cho ba mẹ luôn mạnh khỏe. Mình rất muốn nói lời cảm ơn mẹ, nhưng sao khó thổ lộ quá, đành gửi những lời này tới trời Phật vậy”.

Trong đạo Phật, ngày Vu Lan là ngày nói lên tinh thần phục thiện, hối cải của tăng ni, phật tử, vừa gợi lại lòng hiếu thảo của người con Phật, vừa là ngày tha thứ mọi lỗi lầm của chúng sinh. Vì ý nghĩa như vậy nên mỗi năm đến ngày này, phật tử đều tụ hội về các chùa để cúng đường cầu nguyện và nghe, hiểu về tinh thần đạo hiếu.

Lắng lòng tưởng nhớ công ơn đấng sinh thành trong ngày Vu Lan   - 9


Lắng lòng tưởng nhớ công ơn đấng sinh thành trong ngày Vu Lan   - 10

 
Lắng lòng tưởng nhớ công ơn đấng sinh thành trong ngày Vu Lan   - 11

Mùa Vu Lan không chỉ dành cho những người con Phật mà còn dành cho tất cả mọi người 
 

Hải Thanh - Hồng Nhung

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm