1. Dòng sự kiện:
  2. Thành phố Thủ Đức
  3. Máy bay quân sự rơi ở Bình Định

Làng lồng đèn nửa thế kỷ ở Sài Gòn đìu hiu mùa trung thu

(Dân trí) - Làng nghề Phú Bình, một trong số hiếm hoi những làng nghề truyền thống của đất Sài Thành đã tồn tại được gần nửa thế kỷ. Thế nhưng, với sự "xâm chiếm" của lồng đèn hiện đại thì lồng đèn truyền thống không còn được ưa chuộng.

Theo truyền thống của làng nghề, vào mỗi dịp gần đến tết trung thu các hộ dân ở Phú Bình lại tất bật sản xuất lồng đèn để bán ra thị trường.
Theo truyền thống của làng nghề, vào mỗi dịp gần đến tết trung thu các hộ dân ở Phú Bình lại tất bật sản xuất lồng đèn để bán ra thị trường.
Mỗi năm, các nghệ nhân đều cho ra nhiều mẫu mã mới để mong bán được hàng. Tuy nhiên, nhiều đồ chơi điện tử đang bày bán tràn lan và được ưa chuông nên nhiều hộ dân đành phải bỏ nghề, những hộ còn sót lại chỉ sản xuất cầm chừng.
Mỗi năm, các nghệ nhân đều cho ra nhiều mẫu mã mới để mong bán được hàng. Tuy nhiên, nhiều đồ chơi điện tử đang bày bán tràn lan và được ưa chuông nên nhiều hộ dân đành phải bỏ nghề, những hộ còn sót lại chỉ sản xuất cầm chừng.
Gia đình anh Tuấn đã làm nghề từ nhiều đời nay. Anh Tuấn cho biết: Mỗi năm, số lượng lồng đèn làm ra lại sụt giảm thê thảm. Năm ngoái gia đình tôi còn nhận được đặt hàng hơn 4.000 chiếc, năm nay thì chỉ còn một nửa.
Gia đình anh Tuấn đã làm nghề từ nhiều đời nay. Anh Tuấn cho biết: "Mỗi năm, số lượng lồng đèn làm ra lại sụt giảm thê thảm. Năm ngoái gia đình tôi còn nhận được đặt hàng hơn 4.000 chiếc, năm nay thì chỉ còn một nửa".
Để làm ra một chiếc đèn lồng, các hộ dân mua nguyên liệu tre để làm khung, giấy, màu để vẽ. Mỗi ngày, một người làm nhanh cũng chỉ sản xuất được 15 chiếc hoàn chỉnh.
Để làm ra một chiếc đèn lồng, các hộ dân mua nguyên liệu tre để làm khung, giấy, màu để vẽ. Mỗi ngày, một người làm nhanh cũng chỉ sản xuất được 15 chiếc hoàn chỉnh.
Gia đình chị Tuyết năm nay cho ra mẫu lồng đèn Doremon mới với hi vọng bán được nhiều hàng. Buôn bán ế ẩm, nhiều hộ dân phải chuyển sang nghề khác, người thì chạy xe ôm, người buôn bán hay may vá ở nhà.
Gia đình chị Tuyết năm nay cho ra mẫu lồng đèn Doremon mới với hi vọng bán được nhiều hàng. Buôn bán ế ẩm, nhiều hộ dân phải chuyển sang nghề khác, người thì chạy xe ôm, người buôn bán hay may vá ở nhà.
Bà Kim Hân, hộ dân làm lồng đèn lâu đời tâm sự: Bây giờ không còn như ngày xưa, làm mẫu mã đơn giản nhưng vẫn bán được hàng. Năm nay sắp đến trung thu, nhớ nghề nên tôi chỉ làm khoảng 1000 cái chơi chơi, bán được thì bán, không bán được cũng không sợ lỗ vốn.
Bà Kim Hân, hộ dân làm lồng đèn lâu đời tâm sự: "Bây giờ không còn như ngày xưa, làm mẫu mã đơn giản nhưng vẫn bán được hàng. Năm nay sắp đến trung thu, nhớ nghề nên tôi chỉ làm khoảng 1000 cái chơi chơi, bán được thì bán, không bán được cũng không sợ lỗ vốn".

Dù nhà chị Tuyết chuyên nghề lồng đèn, nhưng các con chị lại thích chơi đồ điện tử, gấu bông hơn. Đến cả mấy đứa con mình còn không muốn chơi lồng đèn, thì những đứa trẻ khác cũng vậy thôi chú à - chị Tuyết chia sẻ.

Dù nhà chị Tuyết chuyên nghề lồng đèn, nhưng các con chị lại thích chơi đồ điện tử, gấu bông hơn. "Đến cả mấy đứa con mình còn không muốn chơi lồng đèn, thì những đứa trẻ khác cũng vậy thôi chú à" - chị Tuyết chia sẻ.

Ông Nguyễn Văn Quyền (57 tuổi) đã gắn bó với nghề làm lồng đèn hơn 30 năm. Làm lồng đèn ra nhưng vẫn chưa có người mua, ông Quyền đành treo tạm lên trần nhà.
Ông Nguyễn Văn Quyền (57 tuổi) đã gắn bó với nghề làm lồng đèn hơn 30 năm. Làm lồng đèn ra nhưng vẫn chưa có người mua, ông Quyền đành treo tạm lên trần nhà.

Ngoài những mặt hàng đơn giản mọi năm vẫn hay làm như đèn hình ông sao thì ông Quyền làm thêm những đèn có mẫu mới như con gà, chiếc thuyền... Dù tốn công và nguyên vật liệu hơn nhưng loại đèn này cũng dễ bán hơn vì trẻ em không chán.

Ngoài những mặt hàng đơn giản mọi năm vẫn hay làm như đèn hình ông sao thì ông Quyền làm thêm những đèn có mẫu mới như con gà, chiếc thuyền... Dù tốn công và nguyên vật liệu hơn nhưng loại đèn này cũng dễ bán hơn vì trẻ em không chán.

Gia đình ông Quyền đã duy trì nghề từ đời cha ông tới nay, nhưng ông sợ đến đời con cháu thì nghề sẽ mai một vì không ai chịu theo.
Gia đình ông Quyền đã duy trì nghề từ đời cha ông tới nay, nhưng ông sợ đến đời con cháu thì nghề sẽ mai một vì không ai chịu theo.
Ngoài nghề làm lồng đèn, ông Quyền phải chạy xe ôm để kiếm sống.
Ngoài nghề làm lồng đèn, ông Quyền phải chạy xe ôm để kiếm sống.
Không còn cảnh những đứa trẻ thích thú cầm những chiếc lồng đèn làm từ giấy thắp nến chạy quanh xóm, thay vào đó là những tiếng nhạc phát ra từ đồ chơi điện tử.
Không còn cảnh những đứa trẻ thích thú cầm những chiếc lồng đèn làm từ giấy thắp nến chạy quanh xóm, thay vào đó là những tiếng nhạc phát ra từ đồ chơi điện tử.

Những hộ dân làm lồng đèn sẽ giao hàng cho các tiểu thương ở phố lồng đèn Lương Nhữ Học, quận 5. Chúng tôi cũng muốn lấy hàng của mấy hộ làm lồng đèn truyền thống, nhưng mà bán không được nên chỉ treo số lượng ít - bà Nguyễn Thủy, bán hàng chia sẻ.

Những hộ dân làm lồng đèn sẽ giao hàng cho các tiểu thương ở phố lồng đèn Lương Nhữ Học, quận 5. "Chúng tôi cũng muốn lấy hàng của mấy hộ làm lồng đèn truyền thống, nhưng mà bán không được nên chỉ treo số lượng ít" - bà Nguyễn Thủy, bán hàng chia sẻ.

Nguyễn Quang

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm